KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 84

4. Thực tập

“Không bao giờ nhìn sư kiện một cách hời hợt. Đừng biến mình thành

người lưu trữ sự kiện. Hãy đi sâu vào dự kiện…”

Thực tập là hình thức học tập không thể thiếu ở các trường, nhất là ở

trường đại học. Thực tập có thể tiến hành ở phòng thí nghiệm, trên thực địa,
hay ở các cơ sở nghiên cứu, sản xuất…

Thực tập nhằm mục đích rèn luyện thao tác kỹ thuật nhằm củng cố và

kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học và để tập dượt ứng dụng kiến thức khoa
học trong thực tế. Ở trường đại học tổng hợp, người ta thường chia ba loại
thực tập để kiểm nghiệm kiến thức và thực tập sản xuất là để thử ứng dụng
kiến thức trong thực tế.

Những tựu trung, loại thực tập nào cũng gồm hai quá trình, quan sát và

thí nghiệm, quan sát là nhìn một cách chú ý và hơn nữa chú ý có định
hướng. Nhìn thật dễ mà quan sát thật khó vì phải tập luyện. Có nhà khoa
học đã nói: muốn học “nhìn” một sự vật phải tập luyện hàng năm.

Trước hết, quan sát phải biết chọn lọc theo yêu cầu của chủ đề. Đối với

cùng sự vật, nếu yêu cầu chủ đề khác nhau thì mặt quan sát cũng khác. Thí
dụ, trong thực tập về sinh thái học thực vật, ta phải “nhìn” khu rừng là một
quần xã thực vật, chứ không “nhìn” rừng là một tập hợp 10.000 loại cây
khác nhau, như trong thực tập về phân loại thực vật.

Hơn nữa quan sát thực hiện bằng giác quan của con người, nên có phần

hạn chế nhất định, độ phân tích của giác quan mỗi người mỗi khác. Vì thế,
phải quan sát nhiều lần và mỗi đối tượng phải được quan sát bởi nhiều
người. Có như vậy, nhận xét về sự vật mới tăng phần chính xác.

Thí dụ, trong thực tập về động vật học, khi giải phẫu con vật, ta phải

tham khảo thêm mẫu vật của người bên cạnh và tự mình cũng phải giải
phẫu nhiều mẫu vật để so sánh. Những chi tiết giải phẫu lặp lại nhiều lần
mới có độ tin cậy đáng kể.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.