Thí nghiệm là tác động vào sự vật hiện tượng và theo dõi sự biến đổi
tương ứng của chúng. Thí dụ, bỏ giấy quì xanh vào dung dịch axít thấy giấy
biến màu đỏ.
Nhưng thí nghiệm nào cũng không dừng ở chỗ định tính mà đều tiến tới
chỗ định lượng. Người ta không bằng lòng với việc kiểm tra dung dịch xem
có axit hay không, mà còn ước lượng độ axít của nó bằng khái niệm PH.
Như vậy, kết quả thí nghiệm mới có ý nghĩa. Nói tới độ axit của dung dịch,
phải làm thí nghiệm để xác định PH của nó là 6,5 hay 4,…
Vì thế, thực chất nội dung của thí nghiệm là cân, đo, đong, đếm, tức là
ước tính đại lượng của tính chất đối tượng nghiên cứu.
Làm thí nghiệm cũng phải lập lại nhiều lần và bởi nhiều người. Tuy
nhiên cùng đối tượng nhưng điều kiện thí nghiệm trong thời gian và không
gian không phải hoàn toàn in nhau.
Thí dụ, trong thực tập sinh lý học động vật, xác định thành phần huyết
cầu của máu cũng phải tiến hành vài lần. Nhìn sai ống chia độ, đếm sai
trong kinh hiển vi không phải hiếm. Tăng số lần thí nghiệm sẽ làm giảm sai
số trong việc này.
Ngoài ra, thao tác thi nghiệm phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên không phải bền vững mà biến đổi tính chất từng giờ
từng phút. Có biến đổi ta nhận thấy bằng giác quan thường, có biến đổi tế
nhị tới mức giác quan bình thường không cảm thấy. Thí dụ, ta có thể nhận
biết thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí, từ mùa này sang mùa khác,
nhưng không dễ dàng nhận biết biến đổi trong một ngày, nếu không có
nhiệt kế và ẩm kế.
Trong thực tập giải phẫu động vật, chỉ một nhát dao hay nhát kéo đưa
quá tay cũng có thể làm đứt dây thần kinh hay huỷ hạch thần kinh của con
vật.
Có những phản ứng hoá học, chỉ cần tăng thêm vài giọt thuốc thử là đã
biến đổi tính chất.
Vì vậy, khi làm thí nghiệm phải theo đúng lời chỉ dẫn. Trong khi đó đếm
phải rất cẩn thận, tỉ mỉ để có thể tin chắc rằng mình đã không đếm sai, đo
sai và phải ghi số liệu vào sổ một cách trung thực không thể bớt. Có nhà