Góc làm thực tập phải sạch sẽ, vệ sinh. Điều này sẽ góp phần bồi dưỡng
đầu óc minh bạch của người trẻ tuổi. Không thể nào sàng tạo với một bộ
não lôn xộn, luộm thuộm.
Hiện nay, trong thực tập ở phòng thí nghiệm hay trên thực địa, nhiều sinh
viên còn có tính qua loa, đại khái, không tập trung chú ý vào công việc, từ
khâu chuẩn bị đối tượng quan sát, thí nghiệm tới khâu viết thu hoạch.
Không ít người ngại việc, hoặc quá chủ quan, không muốn lặp lại quan
sát và thí nghiệm nhiều lần.
Kết quả là số liệu thu được không có độ tin cậy đáng kể. Giá trị của các
kiến thức đó giảm hẳn. Chúng không những không cho ta những hiểu biết
chắc chắn, không giúp ta phát hiện những kiến thức mới, mà còn dẫn tới tác
phong tuỳ tiện, làm ẩu, hoàn toàn xa lạ với người lao động có trách nhiệm.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, khả năng tập trung chú ý không phải bẩm
sinh mà phải được rèn luyện từ tuổi thơ ấu. Cha mẹ và thầy giáo có tác
dụng quan trọng trong việc rèn luyện này. Giao cho các cháu việc gì, phải
hướng dẫn thao tác tỉ mỉ và theo dõi sát việc thực hiện.
Nếu gọt bút chì, hãy chú ý gọt cẩn thận như người hoạ công lành nghề.
Nếu đóng vở, hãy chú ý đóng buộc như một thợ đóng sách chuyên nghiệp.
Một nhà giáo dục học, có nêu một phương pháp rèn luyện khả năng tập
trung chú ý như sau:
Hãy cầm một bông hoa, quan sát khoảng 5 phút rồi mô tả nó một cách
đầy đủ, không nhìn lại nó. Muốn thế, ta cầm bông hoa, ngắm nó và tập
trung chú ý vào các chi tiết.
Ta chú ý tới hình dạng cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa, màu sắc, hương
thơm… trong khi tập trung quan sát các bộ phận của hoa, không ai có thể
làm phân tán sự chú ý này. Như vậy, chỉ trong 5 phút, ta đã tập trung toàn
bộ trí tuệ vào đối tượng quan sát.
Cách thức tập trung vào một ý niệm, một quyết định, một phán đoán,
một công thức cũng như vậy. Ta sẽ suy nghĩ về mỗi vấn đề dưới tất cả
phương diện. Ý nghĩ nào hiện ra trong óc mà không liên can trực tiếp tới ý
niệm chính, sẽ được gạt bỏ tức khắc.