5. Làm bài, viết báo cáo
“Người viết càng dễ dàng, người đọc càng khó khăn”
Làm bài, viết báo cáo là một hình thức thông tin. Hình thức thông tin
này, ở mức đơn giản là làm bài tập, bài thi, ở mức phúc tạp là viết báo cáo
khoa học luận văn tốt nghiệp.
Viết một cách khoa học là viết thế nào để truyền tin một cách ngắn gọn,
đầy đủ và chính xác.
Làm bài là một cách trả lời về một vấn đề khoa học, qua đó người học
cung cấp thông tin cho người thầy để chứng tỏ mình hiểu biết và nắm được
vấn đề. Làm bài một cách khoa học là hiểu được ý đồ của người cần tin (tức
ông thầy) và cung cấp tin thoả mãn yêu cầu. Khi cầm bút viết bài, ta phải
nghĩ ngay ai sẽ đọc và người đọc cần biết điều gì? Có như vậy, nội dung bài
viết sẽ không thừa, không thiếu.
Làm bài nên dùng sơ đồ, mỗi khi có thể, để biểu diễn cấu trúc hoặc chức
năng của sự vật và hiện tượng.
Thí dụ, trong sinh học, nếu biểu diễn qua trình sinh tổng hợp Protein
trong tế bào hay chuỗi xoắn kép của axit nucleic băng sơ đồ, người đọc dễ
nhận thức hơn.
Bài viết phải rõ ràng, sạch sẽ, tránh viết tắt. Điều này thể hiện một đầu óc
minh bạch và tính thận trọng người đọc.
Đặc biệt, cách viết tắt chỉ dùng cho riêng mình và chỉ để riêng mình đọc.
Viết báo cáo là cách thông tin phức tạp hơn, vì đây là phải trình bày một
hệ thống kiến thức sắp xếp thế nào để thể hiện tính lôgic của quá trình sưu
tầm kiến thức.
Trước hết phải đặt vấn đề, rồi tới phương pháp để giải quyết vấn đề, tới
các sự kiện thu nhận được qua quan sát và thực nghiệm, sau hết tới các kết
luận rút ra từ các sự kiện này, tức các kiến thức khoa học mới.
Có nhiều kiểu báo cáo, như báo cáo tình hình, báo cáo công tác, báo cáo
khoa học, báo cáo thực tập…Tựu trung, có thể chia hai loại: Báo cáo hình