Người thuyết minh phải là người biết suy nghĩ khi nói, vừa nói vừa suy
nghĩ, vừa suy nghĩ vừa nói. Khi buộc thính giả phải suy nghĩ theo mình.
Người nghe sẽ phản ứng về ý niệm này hay ý niệm nọ, tán thành hay không
luận điểm nay hay luận điểm khác.
Tóm lại, người thuyết trình không chỉ để cái lưỡi làm việc mà phải buộc
bộ não và quả tim cùng hoạt động. Vì vậy, một giờ thuyết trình muốn có
hiệu quả phải là một giờ lao động cực nhọc.
Trình tự các ý niệm có tầm quan trọng hàng đầu. Nghệ thuật nói hay tới
đâu cũng không bù đắp nổi cho nội dung quá dở của bài nói. Người nghe,
theo lôgic thông thường, nhận thức từ dễ tới khó, từ nông tới từ sâu, từ cụ
thể tơi trừu tượng. Người nói, khi chuẩn bị dàn bài, cũng phải theo lôgic đó
và suy nghĩ kỹ về thời gian dành cho từng phần, từng ý.
Nếu trí nhớ của bạn thuộc loại trung bình, phải ghi sẵn trình tự ý niệm
lên giấy và dựa vào đó mà trình bày. Không bao giờ nên phát biểu ứng
khẩu, ý tứ sẽ lộn xộn và lặp lại không cần thiết.
Phải chuẩn bị kỹ trước khi nói: Nói cho ai nghe, nói cáu gì, khi nào, ở
đâu, tai sao lai nói, nói thế nào, trình tự nói ra sao? Việc chuẩn bị này thể
hiện sự thận trọng của người nói và sự thận trọng của người nghe và như
thế dễ thành công.
Khi thuyết trình một vấn đề, cũng phải tập trung chú ý vào chủ đề. Như
vậy, ta cũng đã tự chủ trong trình bày và buộc người nghe cũng phải tự chủ
trong tiếp thu.
Người nói phải luôn kiểm tra và tự điêu chỉnh.
Phải chủ động kiểm tra các ý niệm khi nói. Luôn luôn bàm vào các điểm
thiết yếu, không phát triển chủ đề quá xa đến nỗi mất hướng. Nếu thấy mất
hướng, phải dừng lại kịp thời.
Người nói nên thường xuyên theo dõi phản ứng người nghe. Qua cặp
mắt thính giả, ta biết ngay là họ hiểu hay không, để nếu cần thì diễn giải
chậm hơn. Có thể điều chỉnh thời gian chi tiết của từng phần nhưng phải cố
gắng kết thúc đúng giờ.
Nói với tốc độ vừa phải để ta kịp suy nghĩ trong khi nói và để người
nghe kịp tiếp thu. Nói chậm quá, người nghe sốt ruột, chóng chán. Còn nói