KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 96

1. Óc quan sát

"Muốn trở thành bác học, phải biết nhìn mọi cái xảy ra trước mắt. Đây là

điều rất khó. Muốn học nhìn sự vật gì, phải tập luyện lâu dài”.

Khoa học là một bộ phận sản xuất của hoạt động con người, lý thú hơn

cả và đồng thời cũng khó khăn hơn cả.

Phát minh khoa học thành hình do trực giác gần như trong tiềm thức,

nhưng phải được chuẩn bị bằng một quá trình lâu dài về quan sát và thí
nghiệm.

Hoạt động đầu tiên của người nghiên cứu là quan sát hiện tượng.
Muốn quan sát đúng đắn, người nghiên cứu phải nhạy cảm, tức có giác

quan nhạy bén để nhận biết ngay hiện tượng vì nhiều hiện tượng tự nhiên
rất tế nhị hoặc tiếp diễn quá nhanh.

Vì thế, điều kiện đầu tiên của nhà khoa học thực nghiệm là mắt phải tinh,

mũi tai phải thính. Người điếc rõ ràng không thể nghiên cứu được âm nhạc.

Tính nhạy cảm cũng chưa đủ, còn phải có óc quan sát. Có óc quan sát tức

là biết tập trung chú ý và có khả năng nhận thức rõ ràng các sự kiện và ý
nghĩa của chúng, trong này có những sự kiện dường như vô nghĩa đối với
con người bình thường.

Người ta kể rằng Galilê lúc nhỏ đi lễ nhà thờ, chú ý chạm phải chùm đèn

làm đèn đu đưa. Anh lưu ý thấy thời gian dao động không thay đổi, căn cứ
vào mạch đập ở tay của anh (lúc này chưa có phát minh ra đồng hồ).

Về nhà, anh tiếp tục làm thí nghiệm, lấy chỉ buộc vào mọi thứ, chìa khoá,

lọ mực, hòn đá,…và đo thời gian dao động, anh rút được mấy kết luận:

1. Các vật nặng nhẹ khác nhau sẽ lắc cùng nhịp nếu các chỉ dài bằng

nhau.

2. Số lần dao động trong thời gian nhất định sẽ tuỳ thuộc vào độ dài của

chỉ.

3. Biên độ của dao động giảm dần nhưng thời gian của dao động hình

như không đổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.