chung kết thi hát cho đám nhóc cậu đừng làm tôi thất vọng nhé. Hiện
giờ cậu cũng thấy báo chí bắt đầu nâng con bé lên rồi, khả năng chiến
thắng của nó rất cao. Cậu có tính toán gì chưa?
Phan không ngạc nhiên khi thấy D. được nhiều người ủng hộ, đó là điều
hiển nhiên. Trong vài năm gần đây, trào lưu hội nhập kéo con người vào
một guồng máy vận hành đến chóng mặt. Thị trường âm nhạc trong
nước rơi vào giai đoạn bão hòa, rất nhiều người đi hát ôm giấc mơ làm
ca sĩ. Từ lề đường đến bàn nhậu, đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, ma
chay, nơi nào cũng có người đứng ca hát, và tự nhận là ca sĩ. Các cuộc
thi âm nhạc cũng mở ra biết bao cơ hội cho mọi người. Không cần đậu
giải cao nhất, chỉ cần vào nhóm dẫn đầu đã được các phòng trà săn đón
mời hợp tác.
Người đi hát là vậy, còn âm nhạc cũng rơi vào tình trạng mất cân bằng.
Sự ảnh hưởng văn hóa của các nước phương Tây, hay gần hơn là đất
nước nhân sâm lấn át bản sắc dân tộc, khiến âm nhạc nước mình nghe
cứ na ná nước bạn. Bài hát nào cũng cần có thêm một đoạn đọc rap cho
nghe có vẻ “Tây”, hay ít nhất, cũng chọt chẹt vào vài câu “I love you, oh
yeah, come on...”. Người dễ tính nghe cũng gật gù, khen hay, khó tính
hơn thì phán cho hai chữ, “lai căng”.
Và trong mớ hỗn độn đó, khi các giá trị văn hóa mất cân bằng, người
nào cổ vũ cho truyền thống sẽ được ghi tên là anh hùng.
Rõ ràng so sánh về giọng hát, B. và D. đều có những điểm riêng, nhưng
một đứa bé mặc áo bà ba, hát dân ca sẽ dễ dàng được ủng hộ, chấp
nhận, yêu thương hơn một thằng bé mặc quần thụng hát nhạc hip hop.
Đó là điều Phan đã thấy từ sớm.
- Trước hết, em muốn hỏi anh có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi
không?
- Dĩ nhiên là được, mối quan hệ của tôi đủ lớn để muốn đứa nào thắng