KHÓC LÊN ĐI, ÔI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Trang 13

người Anh thì có thể trở về mẫu quốc được, còn bọn người Afrikaner, đã
không còn mẫu quốc, tiếng Hòa Lan, cả chục thế hệ rồi không còn nói nữa,
thì mới biết đi đâu? Mà cái ngày đó sớm muộn rồi cũng tới, vì cả Châu Phi
lúc này đương ngửng đầu lên rồi, ở phía bắc sông Limpopo, tức là từ Nam
Phi trở lên, cả trăm triệu người da đen đã đòi quyền sống hiên ngang trên
đất đai tổ tiên họ rồi đấy.

Một số ít người da trắng ở Nam Phi một phần vì có lòng trắc ẩn đối với
người da đen, một phần vì biết nhìn xa, nhận định được tương lai ghê gớm
đó, nên chống lại chính sách kỳ thị của đảng Quốc Gia, như thống chế
Smuts, người thua Malan năm 1948, các nghị sĩ quốc hội Friedman,
Kentrige, Barlow…một số đại diện cho dân bản xứ ( người da đen được
bầu đại diện nhưng đại diện của họ phải là người da trắng ) ở lưỡng viện
như Ballinger, Brookes. Hết thảy họ đều ở trong đảng Thống Nhất, đảng
đối lập với đảng Quốc Gia luôn luôn nắm chính quyền trong hai chục năm
nay. Nổi nhất trong bọn họ là cặp bạn thân thiết Jan F. Hofmeyr và Alan
Paton tác giả cuốn Khóc lên đi, ôiquê hương yêu dấu này.
Alan Paton sanh năm 1903 ở Pietermaritzburg trong xứ Natal ( Nam Phi ).
Thân phụ ông là người Tô Cách Lan tới Nam Phi làm công chức hồi chiến
tranh Boer sắp phát; thân mẫu ông gốc gác Anh, nhưng tổ tiên bà đã lập
nghiệp ở Nam Phi. Alan Paton học ở trường đại học Pietermaritzburg,
chuyên về khoa học nhưng được di truyền của cha, thỉnh thoảng cũng làm
thơ. Năm hai mươi mốt tuổi mới về thăm nước Anh.
Ở đại học ra, ông viết hai tiểu thuyết rồi xé bỏ, và làm thơ, viết tiểu luận
đăng báo; nghề chính của ông là dạy học trong những trường cho những trẻ
em nhà giầu da trắng. Có lần ông dạy ở Ixopo ( xứ Natal ) “ một miền đồi
núi nhấp nhô, cỏ xanh biếc, đẹp không sao tả xiết, lúc nào cũng véo von
tiếng kêu khắc khoải của con chim titihoga ” mà sau này ông dùng làm bối
cảnh cho tiểu thuyết Khóc lên đi,ôi quê hương yêu dấu của ông. Tại đó, ông
gặp cô Dorrie Francis và kết hôn với cô. Kế đó ông dạy ở Pietermariztburg,
và hồi ba mươi tuổi ông bị bệnh trường nhiệt5, phải dưỡng bệnh khá lâu.
Chính trong lúc đó ông mới có dịp suy nghĩ về đời ông, thấy cái đời chuyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.