KHÓC LÊN ĐI, ÔI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Trang 14

dạy cho bọn trẻ con nhà giầu là vô vị.
Năm đó, 1934, Nam Phi đang có một cuộc biến chuyển. Chính phủ có một
cuộc cải cách nhỏ: những trại giam thiếu nhi và thanh niên phạm pháp dưới
hai mươi mốt tuổi không thuộc bộ Tư pháp nữa mà giao cho bộ Giáo dục
mà bộ trưởng là tiến sĩ Jan Hofmeyr, một người Afrikaner có tinh thần tấn
bộ, cam đảm bênh vực người da đen và hô hào người da trắng phải bỏ cái
lối đàn áp đổ máu đi mà tôn trọng nhân phẩm con người bất kỳ màu da nào,
phải thay lòng oán thù sợ sệt bằng tình thương yêu, tin tưởng. Paton hồi
nhỏ đã có lần cắm trại với ông, lúc này coi ông như một bực đàn anh đáng
cho mình noi gương. Lòng yêu quý ngưỡng mộ đó không bao giờ giảm: khi
Hofmeyr chết, Paton làm một bài thơ để khóc bạn, rồi đề tặng cuốn Khóc
lên đi, ôi quê hương yêu dấu
, lần tái bản ở Nam Phi.
Khi hết bệnh trường nhiệt, bình phục rồi, tư tưởng Paton thay đổi hẳn: ông
muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, hy sinh cho người da đen.
Hofmeyr bổ ông làm giám đốc trại cải huấn Diepkloof ở Johannesburg.
Trong mười năm, nhờ sự hướng dẫn của Hofmeyr, ông biến đổi hẳn trại đó:
hàng rào dây kẽm gai hạ xuống, vườn hoa thay vào, trại không còn cái vẻ u
ám, bi thảm của nhà khám nữa. Ông đối xử nhân đạo với các thiếu niên da
đen phạm pháp, dạy dỗ, dắt dẫn, giúp đỡ họ nhưng phương tiện để cải tà
quy chính. Một số nhờ ông mà thành con người lương thiện, một số khác
thì không như Absalom trong Khóc lên đi, ôiquê hương yêu dấu.
Trong mười năm đó, Paton vẫn không bỏ công việc văn chương, nhưng
không làm thơ, không viết tiểu thuyết nữa, mà viết những bài luận thuyết
nghiêm trang. Ông bảo thời gian đó là thời gian “ khô khan ” trong đời cầm
bút của ông. Nhờ tiếp xúc với 650 thiếu niên phạm pháp từ 10 đến 21 tuổi,
ông hiểu được tâm trạng của họ, hiểu được những nguyên nhân đưa họ tới
sự phạm pháp; nguyên nhân chính là sự tan rã của gia đình và bộ lạc bản xứ
mà người da trắng phải chịu trách nhiệm; sự tàn nhẫn của một chính sách
kỳ thị, phân cách màu da, làm cho người da đen không có cách nào ngóc
đầu lên nổi, nên sinh ra uất hận, căm thù, trụy lạc, hung dữ, chứ bản tính
của họ vốn hiền lành và trung thực.
Những bài tiểu luận đó tuy thưa thớt nhưng giọng nồng nàn, chân thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.