KHÓC LÊN ĐI, ÔI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU - Trang 16

people of Africa ( Non sông và dân tộc Nam Phi ).
Năm 1954 ông qua Huê Kỳ một lần nữa, viết một loạt bài cho tạp chí
Colliers và được đại học đường Yale tặng bằng tiến sĩ danh dự vì công
phụng sự nhân loại của ông.
Cơ hồ càng được nhân loại chú ý tới thì chính quyền Nam Phi càng tỏ ra
gay gắt trong chính sách kỳ thị, để phản ứng lại.
Mùa thu năm 1955 một ngàn người chống luật phân cách chủng tộc bị bắt
giam; năm sau 156 trí thức da trắng gồm: giáo sư, luật sư, khoa học gia,
dân biểu Quốc hội cũng bị nhốt khám Johannesburg. Paton tổ chức ngay
một cuộc mít tinh để phản đối, kêu gọi cả thế giới ủng hộ phong trào đảng
Tự Do của ông đã gây nên, phong trào giải thoát người da đen:
“ Chúng tôi, những người Nam Phi, tuyên ngôn cho toàn thể đất nước
chúng tôi và thế giới biết: Nước Nam Phi thuộc về tất cả những người sống
trên đó, da đen và da trắng, và không chánh phủ nào có thể đòi quyền
thống trị nó 6 trừ khi chánh phủ đó dựa vào ý chí toàn dân.”

Như vậy người da đen phải được bình quyền với người da trắng, mà họ
đông gấp năm người da trắng, thì người da trắng sẽ vô phương làm mưa
làm gió gì ở Nam Phi. Danh tiếng ông lớn quá, người ta gọi ông là : “
người bảo vệ ý thức Nam Phi ”, ông được mọi người trọng vọng vì ông rất
nhân từ giản dị - mà cả bà cũng vậy – nên chính quyền thực dân Nam Phi
không dám động tới ông, cứ dùng chính sách ỳ ra và làm thinh để đối phó
lại: “ hắn nói thì cứ nói, chúng ta kỳ thị thì cứ kỳ thị ”.
Cho nên E . S . Sachs, một chiến sĩ da trắng tích cực chiến đấu cho người
da đen, sanh ở Johannesburg trong cuốn The choice before SouthAfrica (
London 1952 ) - bản dịch ra tiếng Pháp, nhan đề là L’Afrique du Sud au
carrefour
( Nam Phi ở ngã ba đường ) Ed.du Seuil 1954 – chê ông rằng
không thể thay đồi được tình thế chính trị ở Nam Phi, nhiều lắm là chỉ
tuyên truyền thôi.
Đúng, đường lối của Paton có vẻ ôn hòa quá. Đọc cuốn Khóc lên đi, ôi quê
hương yêu dấu
này, độc giả sẽ thấy ông dùng những lời nhân ái của chúa Ki
Tô để khuyên người da trắng bỏ chính sách kỳ thị, đàn áp đi, lo công việc
giáo hoá dân bản xứ và cải thiện phương pháp canh tác để mức sống của họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.