năm nào cũng vậy.
Viên Tù trưởng lại làm thinh vì không biết nói gì cả. Có lẽ ông ta cũng tính
nổi dóa cắt ngang câu chuyện cho xong đi, nhưng trước mặt một mục sư,
thái độ đó không tiện.
Sau cùng ông ta miễn cưỡng nói:
- Tôi sẽ bàn với quan Tỉnh trưởng.
Rồi ông ta buồn rầu nói thêm:
- Vì chính mắt tôi cũng thấy những cái đó.
Ông ta ngồi trầm ngâm một lúc rồi miễn cưỡng nói, vì điều đó khó nói quá:
- Tôi đã có lần nói với quan Tỉnh trưởng.
Ông ta cau mày bối rối. Kumalo biết rằng cuộc hội kiến chẳng đưa tới đâu
nữa, nên cựa cậy để viên Tù trưởng biết rằng ông sẵn sàng ra về. Trong khi
chờ đợi, ông nhìn mấy người cố vấn đứng phía sau viên Tù trưởng và thấy
họ cũng bối rối cau mày, và trong vấn đề này, họ chẳng có ý kiến nào cả. Vì
các vị cố vấn của một bộ lạc tan rã có thể góp ý về mọi vấn đề, trừ vấn đề
nào liên quan tới sự tan rã của bộ lạc.
Viên Tù trưởng nặng nề đứng dậy, chìa tay cho vị mục sư bắt:
- Tôi sẽ lại thăm quan Tỉnh trưởng. Umfundisi về mạnh giỏi.
- Inkosi ở lại mạnh giỏi.
Kumalo xuống đồi, đi một mạch về giáo đường. Tới nơi, ông cầu nguyện
cho viên Tù trưởng và cho sự phục sinh của Ndotsheni. Ngôi giáo đường
cất bằng gỗ và tôn nóng như một cái lò, mà tinh thần ông mệt mỏi, hy vọng
ông tiêu tan trong hơi nóng ngột ngạt đó. Cho nên ông chỉ cầu nguyện rất
vắn tắt: “ Ôi Thượng Đế, con xin giao phó xứ Ndotsheni này vào tay Ngài
”. Rồi ông trở ra lại đi dưới ánh nắng đến thăm ông Hiệu trưởng.
Lần này ông không thành công gì hơn. Đeo cặp kính lớn, ông Hiệu trưởng
tỏ vẻ ân cần nhã nhặn, đưa cho mục sư coi những giấy má, mà ông ta gọi là
kế hoạch của ông, có hình vẽ các loại hoa, các hạt giống và có các mẫu đất
đựng trong ống. Ông ta giảng rằng là trường học rán làm cho đời sống của
trẻ liên lạc với đời sống của cộng đồng, và đưa ông coi các thông tư của
chính quyền ở Pietermaritzburg về vấn đề đó. Ông ta dắt Kumalo ra ngoài
nắng chang chang chỉ cho coi khu vườn của trường, nhưng dó chỉ là một