“Lời của Chúa vọng xuống Jonah… nói rằng, Đứng lên đi, tới Ninevah,
thành phố tuyệt vời ấy, và than khóc với nó…”
Cũng trong lời yêu cầu này, câu chuyện của Jonah trở nên khác biệt so với
các nhà tiên tri khác. Vì dân Ninevite không phải người Do Thái. Không
giống như những người truyền tin khác của Chúa, Jonah không được yêu
cầu đến gặp những người cùng dân tộc, mà là những người lạ. Thậm chí tệ
hơn, họ là kẻ thù của dân tộc anh. Ninevah là thủ đô của Assyria, đế chế
hùng mạnh nhất trên thế giới vào thời điểm ấy. Trong lời của Nahum (chủ
nhân của những lời tiên tri cũng được lưu giữ lại trên cùng cuộn giấy ghi lại
câu chuyện của Jonah): “thành phố đẫm máu… đầy rẫy dối trá và cướp
bóc.”
“Dậy đi, hãy tới Ninevah,” Chúa bảo Jonah. Ninevah nằm ở phía Đông.
Jonah ngay lập tức đi về hướng Tây, tới Tarshish (Tartessus, ở chốn tận cùng
của Tây Ban Nha). Không chỉ bỏ chạy, anh còn đi tới tận cùng giới hạn của
thế giới đã biết. Cuộc bỏ chạy ấy không có gì khó hiểu. Hãy tưởng tượng tới
một trường hợp tương tự: người Do Thái được xui đến nước Đức trong
chiến tranh thế giới thứ Hai, và được tuyên truyền chống lại những kẻ theo
Chủ nghĩa xã hội Dân tộc. Đó là một ý nghĩ cầu xin sự khả thể.
Ngay đầu thế kỷ thứ hai, một nhà bình luận giáo lý Do Thái đã tranh biện
rằng Jonah đã lên con tàu nhấn chìm bản thân mình vì lợi ích của Israel, chứ
không phải để trốn tránh khỏi sự hiện diện của Chúa. Đó là cách nhìn nhận
chính trị về cuốn sách, và các nhà phân tích Thiên chúa giáo mau chóng
dùng nó để chống lại người Do Thái. Theodore của Mopsuestia, chẳng hạn,
nói rằng Jonah đã được phái tới Ninevah vì người Do Thái từ chối lắng nghe
những lời tiên tri, và cuốn sách về Jonah được viết ra để dạy cho những kẻ
“cứng đầu cứng cổ” một bài học. Tuy nhiên, Rupert của Deutz, một nhà
phân tích Thiên chúa giáo khác (thế kỷ mười hai), khẳng định rằng nhà tiên
tri từ chối mệnh lệnh của Chúa vì lòng trung thành với dân tộc của mình, và
vì lý do đó, Chúa không quá giận dữ đối với anh ta. Điều này na ná như
quan điểm của bản thân Rabbi Akiba, người đã nói rằng “Jonah bị ganh ghét
vì chiến công của đứa con trai (Israel) chứ không phải vì vinh quanh của
người cha (Chúa).”