Dù sao đi nữa, Jonah cuối cùng cũng đồng ý tới Ninevah. Nhưng chỉ sau
khi anh đã chuyển đi được lời nhắn của mình, thậm chí sau khi người
Ninevite hối lỗi và thay đổi cách sống, thậm chí sau khi Chúa tha thứ cho
họ, chúng ta vẫn học được rằng “nó khiến cho Jonah rất không hài lòng, và
anh cảm thấy rất giận dữ.” Đây là một cơn giận dữ ái quốc. Tại sao kẻ thù
của Israel lại được tha thứ? Ở chính điểm đó Chúa đã dạy Jonah bài học của
cuốn sách – như trong truyện ngụ ngôn về cây bầu sau đây.
“Cớ sao mà con nổi giận?” ngài hỏi. Jonah liền cởi tấm áo khoác của
Ninevah ra khỏi mình, “cho đến khi ngài thấy được thứ mà thành phố này
trở thành”, ngụ ý rằng anh vẫn còn thấy có một cơ hội. Ninevah có thể bị
hủy diệt, hoặc anh hy vọng dân Ninevite có thể quay lại với lối sống tàn ác
của mình và tự chuốc lấy sự trừng phạt. Chúa lấy ra một cây bầu (một giống
cây có bóng mát) để bảo vệ Jonah khỏi ánh nắng, và “Jonah rất lấy làm hài
hòng về cây bầu”. Nhưng sáng hôm sau Chúa lại làm cho cái cây héo quắt
đi. Một cơn gió đông khắc nghiệt thổi tới, mặt trời gay gắt chiếu thẳng
xuống Jonah, và “anh choáng váng, ước gì mình chết đi, và nói, tôi thà chết
còn hơn là sống” – chính những từ anh đã từng nói trước đây, dấu hiệu cho
thấy thông điệp của chuyện ngụ ngôn này cũng giống như đoạn đầu của
cuốn sách. “Và Chúa nói với Jonah, Con có thấy mình cũng tức giận vì cây
bầu không? Và anh đáp, Con thất rất giận, thậm chí giận muốn chết. Rồi
Chúa trời nói, Con có lòng thương dành cho cây bầu, cho thứ con không hề
sinh ra, thậm chí không nuôi lớn; thứ sinh ra trong đêm rồi tàn lụi trong
đêm; và liệu ta không nên tha thứ cho Ninevah, thành phố vĩ đại ấy, nơi có
hơn sáu ngàn người dân không thể phân biệt giữa tay phải và tay trái, cũng
như rất nhiều gia súc ấy?”
Những kẻ tội đồ này, những kẻ ngoại đạo – và thậm chí những con quái
vật thuộc về họ - cũng là những sinh vật của Chúa không khác gì dân Do
Thái. Đây là một phát biểu độc đáo và đáng giật mình, đặc biệt khi nhìn lại
niên đại của câu chuyện – thế kỷ thứ tám trước công nguyên (thời đại của
Heraclitus). Nhưng điều này, cuối cùng, là cốt lõi mà các giáo sĩ phải diễn
giảng. Nếu có chút công lý nào, thì đó phải là công lý dành cho tất cả mọi
người. Không ai có thể bị loại trừ, nếu không thì chẳng có thứ gì gọi là công