cách trí não ta hoạt động, để phản chiếu lại một mảnh của thế giới theo cách
trí não nhìn nhận nó. Theo cùng cách đó, thế giới không phải sự tổng dồn
của những điều tồn tại bên trong nó. Đó là một mạng lưới phức tạp kéo dài
vô tận của những mối liên kết giữa chúng. Như trong các ý nghĩa của từ
ngữ, một điều chỉ có ý nghĩa khi ở trong mối quan hệ với điều khác. “Hai
khuôn mặt giống nhau,” Pascal viết. “Chẳng có khuôn mặt nào buồn cười cả
nhưng khi ở cạnh nhau thì sự giống nhau ấy khiến chúng ta cười.” Những
khuôn mặt hiệp hòa với mắt, theo như cách hai từ ấy hiệp hòa với tai. Để
đẩy sự xác nhận thêm một bước nữa, A. muốn nói rằng có thể cả các sự kiện
trong đời một con người cũng có sự hiệp hòa. Một thanh niên thuê căn
phòng tại Paris và rồi phát hiện ra cha anh đã từng trốn trong căn phòng ấy
hồi chiến tranh. Nếu hai sự kiện này được tách ra khỏi nhau, thì chẳng có
mấy sự để nói về cả hai. Sự hiệp hòa khi chúng được nhìn vào cùng lúc là
thay đổi tính chất hiện thực của mỗi sự kiện. Cũng như hai vật thể, khi đưa
lại gần nhau, gây ra một thứ lực điện từ không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc
phân tử của chúng mà ngay cả khoảng không gian giữa chúng nữa, thay đổi,
như phải thế, chính môi trường ấy, vì thế hai (hay nhiều hơn) sự kiện hiệp
hòa với nhau tạo ra mối liên kết trong thế giới, thêm vào một hay nhiều
khớp nối để được chuyển qua hệ thống mênh mông của các trải nghiệm.
Những mối liên kết này thật quá phổ biến trong các tác phẩm văn học (để
quay lại với luận điểm ấy), nhưng người ta thường không chịu nhìn vào
chúng trong thế giới – vì thế giới quá lớn và đời người thì quá nhỏ bé. Chỉ
có ở những khoảnh khắc hiếm hoi khi một nốt hòa trong thế giới giúp tâm trí
có thể thoát ra khỏi chính nó và trở thành cây cầu nối cho mọi điều xuyên
qua thời gian và không gian, nối liền cái đang nhìn thấy và ký ức. Nhưng
vẫn còn nhiều điều hơn là sự hiệp hòa. Ngữ pháp của mọi sự tồn tại trong
mọi dạng thể của ngôn ngữ: ví von, ẩn dụ, hoán dụ, tu từ - vì thế mỗi thứ
xảy ra trong thế giới thực ra là rất nhiều thứ, những thứ lại tiếp tục sản sinh
ra nhiều thứ khác nữa, tùy thuộc vào chuyện những thứ ấy đứng cạnh cái gì,
thuộc vào trong cái gì, hay bị loại bỏ khỏi cái gì. Thông thường thì, phần thứ
hai của một phép so sánh không xuất hiện. Nó có thể bị lãng quên, hoặc bị
chôn vùi trong vô thức, hoặc bị giấu đi theo một cách nào đó. “Quá khứ giấu