được đọc. Nhưng đã có một điều khác lạ xảy ra ở đây, điều gì đó vượt quá
cả câu hỏi về chuyện viết hay hay dở (và rõ ràng đoạn này viết không hề
dở). Hãy ghi chép lại cẩn thận: Collodi không đặt ra phép so sánh nào trong
đoạn văn trên; không có từ “như thể” không có từ “giống như”, không có
thứ gì đặt ngang bằng hay đối lập với thứ khác. Hình ảnh của bóng tối hoàn
toàn ngay lập tức dẫn lối cho hình ảnh của một lọ mực. Pinocchio vừa mới
vào trong bụng con cá mập. Cậu chưa biết là Gepetto cũng đang ở đây. Mọi
thứ, ít nhất trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, đã bị lạc mất. Pinocchio bị vây
quanh bởi bóng tối, nơi mà chú rối cuối cùng cũng có được lòng dũng cảm
để cứu cha và dẫn đến việc được biến thành một cậu bé thực sự, cũng là nơi
hành động sáng tạo của cuốn sách diễn ra.
Bằng cách quẳng con rối vào trong bóng tối của con cá mập, Collodi đang
nói với chúng ta, ông đang nhúng đầu bút vào bóng tối của bình mực.
Pinocchio, rốt cuộc, chỉ được làm ra từ gỗ. Collodi sử dụng chú như một
công cụ (hiện thực thì là cây bút) để viết ra câu chuyện về chính mình. Đây
không phải là một câu chuyện để thưởng thức theo tâm lý nguyên thủy.
Collodi không thể đạt được điều mà ông làm trong Pinocchiotrừ phi cuốn
sách với ông là cuốn sách của ký ức. Ông đã hơn năm mươi tuổi khi bắt đầu
ngồi xuống viết lách, vừa mới nghỉ hưu từ một vị trí mờ nhạt trong bộ máy
chính phủ, thứ đã được nhấn mạnh, theo như lời của cháu họ ông, “không
phải là lòng nhiệt tình, không phải vì kỷ luật hay lệ thuộc.” Không thua kém
cuốn tiểu thuyết đi tìm thời gian đã mất của Proust, câu chuyện của ông là
việc tìm kiếm lại tuổi thơ đã mất. Thậm chí cái tên ông chọn để làm bút
danh cũng được khai quật từ quá khứ. Tên thật của ông là Carlo Lorenzini.
Collodi là tên của thị trấn nhỏ nơi mẹ ông sinh ra và là nơi ông đã trải qua
những ngày nghỉ khi còn là một đứa trẻ. Về thời thơ ấu ấy, chỉ có vài thông
tin được biết đến. Ông là người kể những câu chuyện kỳ bí, được bạn bè
ngưỡng mộ và có khả năng mê hoặc chúng với những câu chuyện. Theo lời
của em trai ông - Ippolito, “Anh ấy kể chuyện rất tài với khả năng nhại
khiến cả nửa thế giới phải say mê và trẻ con lắng nghe anh ấy với cái miệng
há hốc.” Trong một cuốn tự truyện viết sơ sài ở đoạn cuối đời, rất lâu sau khi
hoàn thành Pinocchio, Collodi chỉ để lại chút ít manh mối rằng ông coi bản