Ngày 7 tháng Tám, khi quân đội Mỹ tấn công đảo Guadalcanal, ban
đầu Tổng hành dinh Đế quốc chỉ nghĩ đó là cuộc chiến nhỏ, và Mỹ chỉ tấn
công vì Guadalcanal có phòng vệ mỏng. Những điều này cũng là sau chiến
tranh ta mới biết.
Lúc nãy, ta có kể phi đội Rabaul lập tức tấn công tàu vận tải của Mỹ.
Sau đó, nhằm cướp lại sân bay trên đảo Guadalcanal, tháng sau Tổng hành
dinh Đế quốc đã đưa Lục quân tham chiến. Đó chính là lúc bi kịch bắt đầu.
Tổng hành dinh Đế quốc không cho trinh sát tình hình địch trước mà
phán đoán rằng quân đội Mỹ có khoảng hai vạn người, cho nên đưa tới đó
hơn 9.000 quân.
Ta không rõ con số hai vạn từ đâu ra, nhưng điều khiến ta ngạc nhiên
là họ lại cho rằng có thể cướp lại sân bay và hòn đảo với binh lực chỉ bằng
một nửa binh lực địch mà họ ước đoán. Họ nghĩ rằng Lục quân Đế quốc
mạnh đến thế sao? Mặt khác, trên thực tế lực lượng Thủy quân lục chiến
Mỹ đổ bộ lên đảo là 13.000 người.
Theo một tài liệu ta đọc sau chiến tranh, đêm trước đột kích, lực lượng
đổ bộ của Lục quân Nhật đã sẵn tâm lý chiến thắng. Chỉ huy trưởng, Đại tá
Ichiki lại là người kiêu ngạo. Khi vừa nhận lệnh tiến hành kế hoạch lần này,
ông ta đã hỏi Tổng tư lệnh. “Không chỉ Guadalcanal mà chúng ta tấn công
cả Tulaghi bờ đối diện được không?”
Đây là cuộc quyết đấu đầu tiên giữa Lục quân Nhật Bản và Thủy quân
lục chiến Mỹ. Binh lính Lục quân chắc hẳn đã mang tâm lý sẽ tiêu diệt sạch
bọn Yankee
hèn yếu. Thời đó, chúng ta luôn được dạy rằng người Mỹ hèn
nhát và yếu đuối. Với bọn chúng gia đình là số một, chúng chỉ chờ đợi cuộc
sống an nhàn khi trở về nước. Bọn chúng ghét chiến tranh, yêu sinh mạng
hơn bất cứ thứ gì khác. Chính vì thế khi cuộc chiến trở nên khắc nghiệt thật
sự, chúng sẽ không ngần ngại đầu hàng. Ngược lại, quân đội Đế quốc lại
mang tinh thần quyết tử, thà hy sinh anh dũng còn hơn là phải làm tù binh.
Vì vậy, không có lý nào chúng ta lại thua. Việc ước lượng binh lực chỉ bằng
phân nửa quân địch thế này có lẽ cũng do định kiến đó. Vậy nên cũng