các thành viên phi đội đều cảm thấy phấn chấn.
Chiến dịch I-Go đã thành công, dự định ban đầu là trong 15 ngày
nhưng qua 13 ngày đã có thể kết thúc. Tuy nhiên, để đổi lấy thành quả đó,
chúng ta đã tổn thất khá nhiều máy bay và thành viên phi đội.
Hơn nữa, thảm kịch đã xảy ra ngay sau đó. Sau khi chiến dịch kết
thúc, chiếc máy bay tấn công căn cứ mặt đất kiểu số 1 chở đô đốc
Yamamoto đến căn cứ đảo Buin, tiến xa hơn nữa từ Rabaul đã bị máy bay
địch bắn rơi.
Quân Mỹ đã giải mã được bức điện mật của quân đội Nhật Bản và cho
phục kích máy bay Đô đốc. Máy bay Đô đốc được hộ tống bởi 6 chiếc
Reisen, nhưng họ đã không thể chống lại được cuộc tấn công bất ngờ của
địch khi chúng mai phục trong đám mây.
Cái chết của Đô đốc Yamamoto là một nỗi đau không thể đong đếm
được đối với toàn thể lực lượng Hải quân. Tất nhiên, cả bi kịch của sáu phi
công thất bại trong việc hộ tống máy bay của Đô đốc khi đó nữa.
Họ phải xuất kích liên tiếp trong nhiều ngày như một sự trừng phạt.
Chỉ trong vòng 4 tháng, 4 người đã tử trận, một người mất cánh tay phải.
Chỉ có Phi đội trưởng Sugita Shoichi đã sống sót trong các trận chiến điên
cuồng này, lập kỷ lục rạng rỡ bắn hạ hơn 100 chiếc máy bay. Anh ấy đã
chiến đấu khủng khiếp như để an ủi linh hồn Đô đốc Yamamoto. Dù vậy,
vào năm cuối cùng của chiến tranh, anh đã hy sinh tại căn cứ Kanoya, vùng
Kyushu. Sau chiến tranh, ta đã được nghe kể về phút cuối của anh ấy.
Ngày hôm đó, máy bay chiến đấu địch đến công kích, Thượng đẳng
phi tào Sugita định lên máy bay đánh chặn nhưng địch đã tiến sát rồi. Thiếu
úy Sakai đã hét lên: “Không kịp rồi. Quay lại đi!” Đúng, chính là Nhất
đẳng phi tào Sakai đã sống sót thần kỳ tại Guadalcanal. Khi ấy, anh đã là
Thiếu úy của Phi đoàn Hải quân 343. Mặc dù Thiếu úy Sakai đã ngăn cản,
nhưng Sugita vẫn dũng cảm leo lên chiếc Shidenkai
, trượt trên đường
băng. Sau đó, khi vừa cất cánh, anh đã bị máy bay địch từ trên cao bắn
trúng và rơi xuống đường băng.