Tuy nhiên, máy bay của Miyabe lúc nào cũng sạch sẽ. Là lính bảo trì,
nếu máy bay được người dùng trân trọng, ta rất vui. Có câu “Vô sự thị
chiến mã
”, riêng với trường hợp Miyabe, theo nghĩa đen hay nghĩa bóng
đều đúng.
Reisen là một chiếc máy bay tốt, nhưng từ sau năm 1943, chất lượng
của nó đã giảm sút. Không còn được sản xuất nhiều mà lại cẩu thả hơn
trước. Đó là điều mà chỉ lính bảo trì chúng ta nhận ra. Vậy mà ngạc nhiên
thay, Miyabe cũng nhìn thấu việc ấy.
“Các Reisen được đưa đến dạo này chất lượng có thay đổi phải
không?”
Một ngày nọ, trong lúc đang bảo trì động cơ, Miyabe hỏi thế. Dù khá
ngạc nhiên trước con mắt sắc bén của anh ấy, nhưng ta cũng không dễ thừa
nhận.
“Không thay đổi nhiều lắm đâu.” Ta dừng việc bảo trì, rồi đứng
nghiêm trả lời.
“Vậy sao? Chắc do tôi tưởng tượng.” Miyabe nói thế và khẽ cúi đầu
khiến ta cảm thấy hơi khó chịu.
“Chính xác thì so với trước, việc chế tạo có phần hơi cẩu thả, nhưng
không ảnh hưởng đến chuyến bay đâu.”
“Vậy thì tôi yên tâm rồi.”
“Sao anh lại nhận ra được vậy?”
“Lái nên biết thôi.” Miyabe mơ hồ nói.
Việc đó khiến ta rất khâm phục.
“Nghe đồn rằng,” ta hạ giọng. “Các công nhân có tay nghề đang dần ít
đi. Lục quân tuyển lính nghĩa vụ quân sự nên đã ban hành Giấy đỏ. Vì vậy,
công nhân của các nhà máy cũng lần lượt phải đăng lính.”
“Có chuyện đó sao?”
“Anh biết đấy, Reisen là chiếc máy bay đặc biệt có nhiều đường cong,
không chỉ bên ngoài mà cấu tạo cũng vậy. Việc cắt những đường cong tinh
xảo như thế bằng máy tiện, nếu không phải do công nhân có tay nghề tương