Nghe ta nói thế, Miyabe buông một tiếng thở dài lớn. “Chúng ta đang
chiến đấu với đất nước đó mà.”
“Dù vậy, động cơ Sagae của Reisen là hàng Nhật. Sử dụng máy sản
xuất của Mỹ nhưng chế tạo ra động cơ tuyệt hảo này lại là người Nhật.”
“Nhưng, một lúc nào đó Mỹ sẽ chế tạo được một chiến cơ ưu việt hơn
phải không?”
“Cũng có thể, nhưng tôi nghĩ ngay cả là Mỹ cũng không dễ đâu.”
“Nếu thế thì tốt rồi.” Miyabe nói vậy nhưng tỏ ra không mấy yên tâm.
Thế rồi nỗi lo của Miyabe không may đã thành sự thật. Chiếc máy bay
vượt trội Reisen, Grumman F6F đã xuất hiện trên bầu trời Rabaul vào cuối
năm 1943.
Chuyện về Miyabe ngoài việc chiến đấu à? Chà, ở Rabaul ngoài
chuyện chiến đấu ra thì chẳng còn gì khác. Đúng rồi! Ta nhớ ra rồi! Miyabe
rất thích đánh cờ vây. Sao ta lại quên chuyện này được nhỉ. Lính bảo trì bọn
ta, thường chơi bài Hanafuda
, cờ Shogi và cờ vây.
Công việc của lính bảo trì chỉ vất vả trước khi máy bay xuất kích và
sau khi xuất kích trở về, các khoảng thời gian khác trong ngày khá rảnh rỗi.
Đến giờ nghỉ trưa, dưới bóng râm của mái hiên doanh trại bảo trì, người
thích chơi Shogi, cờ vây tụ tập lại với nhau. Đó là trước khi hải chiến
Guadalcanal bắt đầu. Đến năm 1943 thì chúng ta chẳng còn thời gian nào
cho việc đánh cờ nữa.
Mùa thu 1942, lính bảo trì vẫn như mọi khi tập trung trước doanh trại
đánh cờ. Bất ngờ, Tham mưu Bộ Tư lệnh Hạm đội Tsukino vô tình xuất
hiện tại doanh trại bảo trì. Tại Rabaul không chỉ có phi đội, còn có cảng
quân sự là căn cứ của nhiều tàu thuyền. Ngoài ra còn có lục quân, một số
lượng lớn lính bộ binh cũng ở đó. Thiếu tá Bộ tư lệnh Hạm đội đối với binh
sĩ cao như mây trên trời, nên bọn ta căng thẳng đến cứng đờ người. Nhưng
thiếu tá Tsukino lại nói chuyện với bọn ta khá thoải mái, còn ngồi xuống
thảm cỏ xem đánh cờ vây. Sau khi xem vài ván, Thiếu tá bảo Hashida —
người chơi giỏi nhất ban bảo trì rằng, “Chơi với ta một ván được không?”