đối thì rất khó. Tôi nghĩ những công nhấn ấy mà phải đi lính, công xưởng
sẽ rất khó khăn.”
“Tôi không biết chuyện đó. Hóa ra Reisen là do những thợ lành nghề
chế tạo. Theo tôi, nó là chiến cơ hoàn hảo.”
Miyabe nói thế rồi đưa tay chạm vào cánh Reisen. Sau đó khẽ nói.
“Chiến tranh là cuộc chiến bắt đầu từ các nhà máy công xưởng nhỉ.”
“Đúng vậy. Để một chiếc máy bay có thể cất cánh, đằng sau đó là
công sức của rất nhiều người.”
Ta cố ý ám chỉ sự tồn tại của lính bảo trì.
“Tôi cũng nghĩ vậy. Công nhân xưởng chế tạo và các anh em bảo trì
rất quan trọng.”
Ta có chút ngượng ngùng. “Nói ra thì cũng hơi khó, không phải một
lúc mà có thể thay thế được các thợ lành nghề. Trong nước đang huy động
lao động là học sinh trung học và phụ nữ. Nhưng họ không thể thay thế
những thợ lành nghề bậc nhất được.”
“Nói vậy, có lẽ càng về sau càng tệ rồi.”
“Có thể. Tuy nhiên, đáng lo hơn cả là...” Ta khựng lại, có chút hối hận
vì đã lỡ lời.
“Là gì thế?”
“Động cơ.” Ta mạnh dạn nói.
“Động cơ cũng cần bàn tay của các thợ lành nghề phải không?”
“Điều đó cũng cần, nhưng khi các máy sản xuất bị hao mòn, thì số
lượng động cơ được sản xuất chắc sẽ giảm xuống.”
“Máy sản xuất sao?”
“Bởi vì động cơ cần máy sản xuất cắt kim loại chính xác đến từng một
phần trăm. Nếu không có máy sản xuất tốt thì không thể chế tạo một động
cơ tốt. Nếu loại máy đó mà hao mòn đi thì việc sản xuất cũng sa sút.”
“Máy sản xuất đó không phải là máy Nhật sao?”
Ta lặng lẽ gật đầu. Thật ra đây là chuyện ta nghe từ các giảng viên đội
huấn luyện phi công. Họ kể rằng ngày xưa chúng ta cũng có xưởng chế tạo
động cơ nhưng người ta lại khen ngợi các máy sản xuất của Mỹ, bảo rằng ở
Nhật chẳng có máy nào tốt thế.