bây giờ không thể tưởng tượng được, nhưng bọn ta đều vì miếng ăn nên
nhập ngũ.
“Sau khi chiến tranh kết thúc, anh sẽ lại đặt mục tiêu làm kỳ thủ
chuyên nghiệp chứ?” Ta hỏi Miyabe.
Anh ấy chỉ cười, không hiểu có phải vì giả định “nếu chiến tranh kết
thúc” của ta thú vị không.
“Không được nữa rồi. Tôi đã lỡ mất thời gian quý báu để làm kỳ thủ
chuyên nghiệp rồi.”
“Nếu nỗ lực thì vẫn được chứ?”
“Để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp, thời niên thiếu phải trang bị rất
nhiều thứ, tôi đã không thực hiện được. Bây giờ đã 23 tuổi rồi. Giả sử chiến
tranh kết thúc, dù tôi có cố gắng đến chết cũng không trở thành ký thủ
chuyên nghiệp được.”
“Tiếc nhỉ.”
“Cũng không đáng tiếc lắm.” Miyabe nói không chút do dự. “Khi còn
bé, vì một chuyện nhỏ cũng buồn cũng vui. Đến khi học trung học, lại đau
đầu về việc sẽ học cao đẳng hay trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Sau đó,
tôi rất đau khổ khi cả hai ước mơ đều tan vỡ. Thế nhưng so với việc mất
cha, mất mẹ, điều đó chúng chẳng có nghĩa lý gì.”
Nói đến đây, Miyabe bất giác mỉm cười.
“Nhưng bây giờ nhìn lại, ngay cả việc đó cũng chẳng còn to tát. Trong
cuộc chiến này, những chuyện khủng khiếp vẫn xảy ra hằng ngày. Mỗi
ngày lại có nhiều chàng trai phải hy sinh. Các gia đình trong đất liền khi
nghe tin báo tử sẽ thế nào.”
Ta không thể tán đồng câu nói đó. Bởi vi tử trận là hy sinh danh dự,
phải vui mừng, không thể biểu lộ đau buồn. Những lời của Miyabe vô tình
mang tính phản động.
Nhìn khuôn mặt hoang mang của tôi, Miyabe nở nụ cười buồn. Một lát
sau, anh nói. “Cậu có biết ước mơ lớn nhất của tôi bây giờ là gì không?”
“Là gì?”
“Là còn sống và trở về nhà.”