Hầu hết các phi công lão luyện được giao nhiệm vụ bảo vệ địa bàn,
xuất kích yểm trợ đội cảm tử quân hoặc trở thành giảng viên của thực tập
sinh. Như ta đã nói, các học viên dự bị và các phi công trẻ của khóa dự bị
thực hành được chọn dùng rồi vứt vào cuộc tấn công cảm tử.
Ta từ học viên dự bị trở thành học viên phi hành dự bị khóa 14 vào
năm 1944. Nửa năm sau đó, cuộc tấn công của Đại úy Seki mới diễn ra,
nhưng có lẽ Hải quân đã suy tính chiến thuật tấn công cảm tử từ trước đó.
Ta nghĩ họ đã quyết định sẵn việc dùng các học viên dự bị khóa 13 và 14
cho đội cảm tử. Hiển nhiên, chuyện đó bọn ta không tài nào biết được.
Chúng ta không được dạy bất cứ thứ gì về không chiến hay ném bom,
chắc vì sợ uổng công vô ích. Bởi bọn ta chỉ cần ôm đạn dược đâm vào tàu
địch thôi mà.
Khóa huấn luyện bay rất khắc nghiệt, bình thường kéo dài hai, ba năm
giờ gói gọn chưa đầy một năm khiến cả người dạy lẫn người học đều phải
cố sống cố chết. Bởi Hải quân cũng muốn bọn ta nhanh nhanh chóng chóng
có thể bay được để tấn công cảm tử.
Tuy nhiên, vì giảng viên là hạ sĩ quan nên dạy rất kiêng nể. Bởi học
viên dự bị chúng ta là sĩ quan nên so về cấp bậc lại cao hơn so với giảng
viên. Hơn nữa, khi khóa huấn luyện kết thúc sẽ được thăng hàng thiếu úy.
Kiểu sĩ quan không có bất kỳ kinh nghiệm chiến đấu nào. Các binh lính
thông thường thì phải mất hơn mười năm mới có thể leo lên cấp sĩ quan,
điều này quá sức phi lý.
Hơn nữa, dù là đội không quân thực hành thi cấp bậc của người học
cao hơn người dạy cũng làm đôi bên rất khó xử. Các giảng viên rất e dè với
bọn ta, dù họ có muốn nghiêm khắc, nhưng sự chênh lệch cấp bậc như vậy
cũng không thể. Dù thế nào, chúng ta vốn cũng chỉ được đào tạo để trở
thành phi công cảm tử.
Ấy vậy bọn ta lại không hề biết mình sẽ là những cảm tử quân, luôn
nỗ lực tập luyện mong sớm trở thành phi công chính thức đi tiêu diệt máy
bay địch. Thật nực cười!
Đến khi biết chuyện của đội Shikishima vào tháng Mười năm 1944,
sau đó lại nghe tin tại Bắc Đảo nhiều đội cảm tử Thẩn Phong liên tiếp xuất