đen hầu như khỏa thân, hệt như thế giới trong truyện Cuộc phiêu lưu của
Dankichi
. Ấy vậy mà họ lại nhìn bọn ta như đám kỳ quái vậy.
Nơi cuối cùng chúng ta đến lả căn cứ quân sự Kupang trên đảo Timor,
cứ điểm để oanh kích thành phố Darwin của Úc.
Tại đây, lần đầu tiên ta được đối đầu với các máy bay chiến đấu của
Anh-Mỹ. Trận đầu tiên, ta đã bắn rơi chiếc P40. Vì được cảnh báo rằng
máy bay Anh-Mỹ không như Trung Quốc nên ta hết sức cảnh giác, nhưng
hóa ra chúng cũng tầm thường. Một lần nữa, ta được thấy sự lợi hại của
Zero. Nó đúng là một chiến cơ tuyệt hảo. Máy bay Anh- Mỹ cũng không
thể sánh với nó.
Chẳng khó khăn gì để vượt mặt đối thủ, nhả đạn 20 li là có thể thổi
bay máy bay địch. Ta từng chiến đấu với chiếc P39, P40, Hurricane và cả
chiếc Spitfire nổi danh của Anh từng xé rách Không quân Đức tại châu Âu,
nhưng tất cả đều không phải là đối thủ của Zero.
Zero đúng là đứa con cầu tự của chiến tranh. Mỗi lần xuất trận nó đều
càn quét máy bay địch. Đoàn quân Zero đã bắn rơi hơn 100 máy bay địch,
trong khi tổn thất phe ta chưa đến 10 chiếc. Chính ta cũng đã bắn rơi 5
chiếc.
Ta luôn tiếp cận máy bay địch và tiêu diệt chúng. Bạn bè trong quân
ngũ gọi đó là “chiến thuật áp sát của Ishioka”. Khi đó tên ta là Ishioka.
Khi luyện tập, chúng ta được dạy bắn ở cự li 100 mét nhưng khi chiến
đấu thực sự, nỗi sợ hãi vượt lên mọi cảm xúc và lý trí, nên từ cự li 200 mét,
các chiến cơ đã đồng loạt nhả đạn rồi. Tất nhiên không phải lúc nào cũng
trúng. Còn ta thường tiếp cận địch ở cự li 50 mét mới bắn. Đến gần như
vậy, máy bay địch sẽ hiện rõ trong ống ngắm. Vạn lần không trượt. Bởi
vậy, ta đã bắn là trúng.
Lúc đó, kỹ năng của chúng ta thuộc loại khá. Mọi người nói phi đội
trên hàng không mẫu hạm là những người ưu tú, nhưng kinh nghiêm chiến
trường thực tiễn lại là chuyện hoàn toàn khác. Kỹ năng khá thì hiển nhiên