rồi, nhưng chỉ giỏi trong việc điều khiển chiến cơ và đáp tàu, giỏi trong
diễn tập không chiến.
Dù có giỏi diễn tập không chiến đến đâu thì đó cũng không phải thực
chiến, nó khác xa những người ngày nào cũng phải giành giật mạng sống.
Nói ví von, nó như sự khác biệt như giữa kiếm pháp võ đường và kiếm
pháp lâm trận vậy. Cũng bởi là phi công hàng không mẫu hạm nên ta khá tự
phụ về năng lực của mình.
Mùa thu năm 1942, ta chiến đấu tại Rabaul.
Bắt đầu bằng trận Guadalcanal
, một phần Hạm đội Không quân
. Ba
tiến vào Rabaul. Chúng ta tham gia dưới sự chỉ huy của Không đội Tainan.
Đảo Guadalcanal là một chiến trường khốc liệt. Từ Rabaul phải bay
một chặng dài hàng nghìn cây số. Trước nay chúng ta chưa từng tấn công ở
khoảng cách xa đến thế. Bay chặng đi đã mất ba tiếng đồng hồ. Hơn nữa,
máy bay chiến đấu của địch lại lực lưỡng như những gã ở cảng Darwin.
Ngày đầu xuất kích, hai tay lão luyện thuộc Phi đội số Ba cùng ta đến
Rabaul đã một đi không trở lại.
Chắc hẳn họ đã đến một nơi rất thiêng liêng.
Hầu như ngày nào cũng có đợt xuất kích. Mỗi lần như thế, lại có rất
nhiều phi cơ không quay trở về.
Chuyện này chưa từng có ở Kupang. Tuy vậy, các chàng trai ở Rabaul
không lấy đó làm ngạc nhiên. Đó là chuyện hết sức bình thường tại nơi đây.
Máy bay chiến đấu nào quay về được cũng lãnh đầy thương tích. Rất hiếm
chiếc lành lặn trở về.
Vậy mà, Miyabe luôn trở về nguyên vẹn. Dù là trận chiến ác liệt, gần
nửa số máy bay chiến đấu xuất kích bị hạ, hắn vẫn trở về với vẻ mặt thản
nhiên. Chiến mã hắn cưỡi cũng lành lặn, tinh tươm như trước khi xuất kích.
Chắc chúng mày nghĩ rằng hắn thật cừ khôi đúng không? Sự thật
không đẹp đẽ vậy đâu. Ta đã hỏi một phi công có thâm niên ở Rabaul vì sao
Miyabe luôn trở về hoàn hảo như thế, có phải do hắn xuất sắc không. Ông
ấy vừa cười cay đắng vừa bảo ta rằng.