cánh từ cứ địa Kanoya.”
Ta đến Kanoya vào năm 1944, đã sáu mươi năm rồi. Đến giờ ta vẫn
chưa thể nói trôi chảy tiếng địa phương nơi đây, nhưng kinh doanh quán trọ
thi nói chuẩn quốc ngữ cũng tiện lắm.
Sau chiến tranh, ta cũng định quay về Tokyo nhưng quê nhà đã bị
thiêu rụi vì không kích, gia đinh lại di tản về nhà bà con ở Chiba. Ta quay
về cũng chẳng để làm gì. Hơn nữa, ta lại có tình cảm với bà xã ta bây giờ.
Đó là lý do ta ở lại nơi đây.
Bà xã ta từng hoạt động trong đội tình nguyện xây dựng hào phòng
không của căn cứ Kanoya. Dù vậy, trong thời chiến chúng ta chưa từng nói
chuyện một lần nào, mãi cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nhà bà ấy kinh
doanh quán trọ này, vợ ta có hai người anh nhưng đều chết trận. Ta ở rể và
thừa kế lại ngôi nhà này. Đến bấy giờ tình cảm của chúng ta vẫn tốt lắm.
Nhiệm vụ của ta ở Kanoya là thông tín viên, làm những việc như liên
lạc với các quân đoàn khác, trao đổi thông tin với đội tấn công nhưng từ
mùa xuân năm 1945, công việc chủ yếu là nhận điện tín từ đội cảm tử quân.
Đó là một công việc đầy đau đớn.
Các đội cảm tử quân giai đoạn ấy hầu như không được kèm máy bay
xác nhận chiến tích. Dù đội cảm tử có ngoạn mục đâm được vào tàu địch
mà không có người chứng kiến báo cáo lại thì phe ta cũng không thể biết
được.
Trận ở Philippines luôn có máy bay xác nhận chiến tích được gửi đi,
nhưng đến giai đoạn Okinawa, nếu gửi đi thì ngay cả máy bay xác nhận
chiến tích cũng sẽ bị bắn rơi nên không được bay kèm.
Những lời Đô đốc Onishi từng nói với đội Shikishima, rằng “Chiến
tích của các cậu nhất định sẽ được trình báo lên trên!” cũng sớm bị ném
vào thùng rác. Chiến công của cảm tử quân không được thông báo cho bất
kỳ ai.
Vậy việc xác nhận chiến tích phải làm sao đây? Các máy bay cảm tử
được gắn điện tín không dây, phi công buộc phải truyền tin bằng điện tín
lúc tấn công. Điện thoại vô tuyến thời ấy của Hải quân Nhật Bản đầy tạp