hai điểm này. Nỗ lực của hai nhà thiết kế trẻ đầy nhiệt huyết Horikoshi Jiro
và Sone Yoshltoshi đã biến điều đó thành hiện thực.
Ngoài súng máy thông thường 7.7 li, nó còn được trang bị thêm pháo
20 li. Đạn súng máy 7.7 li chỉ tạo được lỗ thủng trên máy bay, nhưng đạn
pháo 20 li là đạn nổ nên nếu bắn trúng, nó sẽ làm nổ tung máy bay địch.
Một phát bắn bay đối thủ. Tuy nhiên, súng 20 li có nhược điểm là vận tốc
phát pháo chậm, số lượng đạn ít.
Dù vậy, thật sự không có thứ vũ khí nào đáng gờm hơn Reisen. Tầm
hoạt động của nó cũng vượt trội, có thể bay tới 3.000 cây số. Thời đó, tầm
hoạt động của chiến cơ một chỗ ngồi chỉ khoảng vài trăm cây số. Thế nên,
3.000 là con số khó mà tưởng tượng nổi.
Nói ngoài lề một chút, Đức Quốc Xã đã thất bại trong cuộc tấn công
Anh Quốc. Tại Đức, lực lượng Hải quân đã bị tê liệt. Vì thế, họ đã dùng
máy bay ném bom để tấn công Anh. Đó là trận chiến nước Anh
. Liên tiếp
những chuỗi ngày máy bay ném bom Đức vượt eo biển Dover
. Tuy nhiên,
không quân Anh dồn tổng lực đánh chặn nên lực lượng Luftwaffe
bỏ cuộc đánh bom Anh Quốc.
Không quân Đức thất bại trước Anh là do máy bay ném bom không
được máy bay tiêm kích yểm trợ. Máy bay ném bom chứa lượng bom đạn
nặng nề, chậm, không linh hoạt. Một khi bị chiến đấu cơ tấn công thì khó
mà thoát được. Vì thế, máy bay ném bom nhất định phải có chiến cơ hộ
tống, nhưng họ lại không có.
Quân Đức có một loại máy bay tiêm kích tinh nhuệ là Messerschmitt,
nhưng nó lại có một nhược điểm cực lớn, đó là tầm hoạt động ngắn. Vì thế,
nó chỉ có thể chiến đấu vài phút trên bầu trời nước Anh. Nếu cuộc chiến
kéo dài, trên đường về nếu không qua được eo biển Dover thì xem như phải
chết đuối trên biển. Bay đi và bay về qua eo biển Dover chỉ vỏn vẹn 40 cây
số mà đã khó khăn đến vậy, nếu là Reisen thi đã có thể chiến đấu hơn một
tiếng đồng hồ trên bầu trời London. Khi ấy, nếu quân Đức sở hữu chiếc
Reisen thì nước Anh hẳn đã lâm nguy.