KHÔNG CHIẾN ZERO RỰC LỬA - Trang 45

Phi cơ của Hải quân khác phi cơ của Lục quân ở phương pháp tiếp đất

ba điểm

*

. Cần phải ngoắc chiếc móc ở đuôi máy bay vào dây hãm đà, nếu

không ngoắc được thì không thể đáp lên khoảnh boong nhỏ của mẫu hạm
được.

Mặc khác, trong phương pháp Tiếp đất ba điểm, để phần đuôi chúc

xuống thì đầu máy bay phải hướng lên. Ghế điều khiển sẽ bị đầu máy bay
che khuất. Không thấy được sàn đáp, phi công phải đáp xuống boong bằng
trực giác. Nếu đáp vội thì đuôi tàu sẽ bị lắc mạnh. Nhưng nếu vì sợ mà cẩn
trọng thái quá, không móc vào được dây hãm đà thì sẽ đâm vào thanh chắn
ở đầu tàu. Nếu làm không khéo sẽ bay từ đầu tàu xuống biển, do đó những
phi cơ đâm xuống biển không phải là cảnh hiếm thấy. Vì thế, trong các buổi
tập huấn hạ cánh trên tàu, luôn phải có tàu khu trục

*

“câu chuồn chuồn”.

Tên gọi đó là do nó dùng cần trục câu máy bay rơi xuống biển, hệt như câu
chuồn chuồn vậy.

Nhắc đến đây, việc dây hãm đà bị đứt dù hiếm nhưng vẫn xảy ra, điều

này cực kỳ khủng khiếp. Dây thép đứt giống như roi quất trên boong. Ta
từng chứng kiến chân một người lính bảo trì bị cắt phăng, khiến cả ngày
hôm ấy ta không nuốt nổi cơm. Sau đó, vì còn chứng kiến nhiều cảnh tượng
khủng khiếp hơn trên chiến trường, nên ta dần không kinh sợ nữa…

Bọn ta đứng xem buổi huấn luyện hạ cánh của những đồng đội từ

Trung Quốc đến. Y như dự đoán, lần đầu họ hạ cánh rất kém. Nhưng tất cả
đều là những phi công lão luyện trên đất liền nên cũng có người xoay sở
được, dù cũng nhiêu người thất bại, lao thẳng xuống biển, khiến bọn ta ôm
bụng cười.

Vậy mà, trong số đó, lại có người cho bọn ta xem một màn hạ cánh

xuất sắc. Nhẹ nhàng đáp xuống gần chính giữa bằng góc hẹp, ngoắc vào
dây hãm đà gần đầu tàu nhất, dừng máy bay gần sát thanh chắn ngăn va
chạm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.