“Đúng vậy. Chúng ta được nghe chỉ thị rằng sẽ tấn công Trân Châu
Cảng cùng lúc với lời tuyên chiến. Nhưng mọi việc đã không diễn ra như
vậy, bởi nhân viên Đại sứ quán Nhật tại Mỹ mất nhiều thời gian để giải mã
bản tuyên chiến, nên khi đưa đến tay bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ thì đã
trễ. Nguyên nhân là ngày hôm trước, nhân viên Đại sứ quán có tiệc chia tay
gì đó nên họ uống đến khuya và hôm sau đã đi làm muộn.”
“Vậy ạ?
“Vì một bộ phận nhân viên Đại sứ quán mà chúng ta phải mang cái
danh ô nhục là quân đánh lén. Cả nước Nhật bị dán cái nhãn dân tộc hèn
hạ. Chính tai bọn ta đã nghe rằng sẽ tấn công cùng lúc với tuyên chiến.
Việc đó lại thành ra thế này... Thật chẳng có gì đáng tiếc hơn.”
Mặt ông Ito méo mó.
“Thời đó, Mỹ luôn gây áp lực lên Nhật Bản, nhưng dư luận trong nước
họ lại phản đối tham chiến. Trước chiến tranh chúng ta đã nghe nói Mỹ là
quốc gia không có lịch sử, dân tộc cũng hỗn tạp nên không có lòng yêu
nước, quốc dân thì vui sống hưởng lạc với chủ nghĩa cá nhân. Họ hoàn toàn
không có lòng cống hiến sinh mệnh cho Tổ quốc hay Thiên hoàng như
chúng ta. Đô đốc Yamamoto định nhấn chìm thiết giáp hạm của họ trên
Thái Bình Dương trong trận này để làm mất tinh thần của nhân dân Mỹ.”
“Kết quả hoàn toàn ngược lại ông nhỉ.”
“Đúng thế. Nhờ tuyên truyền về sự bỉ ổi của kẻ đánh lén, dư luận Mỹ
qua một đêm đã đổi sang ‘đánh Nhật’, người đến đăng ký gia nhập Hải
quân Lục chiến tăng ồ ạt.”
Ông Ito kể tiếp.
“Hơn nữa, thực sự cũng không thể nói đó là một chiến thuật hoàn toàn
thành công. Quân ta đã tiêu diệt tàu chiến và máy bay Mỹ nhưng ụ tàu, kho
trữ dầu và các cơ sở quan trọng khác trên đất liền của họ vẫn nguyên vẹn.
Nếu phá hủy hoàn toàn những thứ đó mới xóa được vai trò căn cứ quân sự
của Hawaii, quyền bá chủ Thái Bình Dương cũng hoàn toàn thuộc về đất
nước chúng ta. Các phi đội trưởng đã đệ trình kế hoạch đợt công kích thứ
ba, nhưng không được chấp thuận. Đô đốc Hải quân Đại tướng Nagumo
Chuichi đã chọn rút quân. Bây giờ nghĩ lại, Đô đốc Nagumo không có tài