Quân đoàn của tướng Nagumo đã kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương.
Bây giờ, kẻ nắm được quyền kiểm soát đại dương, không còn là quốc gia
có thiết giáp hạm mạnh nhất, mà là đất nước có hàng không mẫu hạm mạnh
nhất. Điều này đã làm thay đổi kiến thức quân sự từ trước đến nay.
Trong một thời gian dài, thế giới được cho là thời đại của Chủ nghĩa
tàu to súng lớn, các cuộc hải chiến được định đoạt bởi cuộc chiến của
những thiết giáp hạm. Thiết giáp hạm là binh khí lợi hại nhất trong lịch sử.
Để đoạt được quyền kiểm soát hải phận thì phải có những chiến hạm hùng
mạnh.
Đế quốc Anh thống trị thế giới cũng vì sở hữu nhiều thiết giáp hạm
hùng mạnh. Nhìn cảnh những con tàu đen
của Mỹ đến Uraga đã gây kinh
hoàng đến thế nào cho chế độ Mạc phủ
mới hiểu thiết giáp hạm là thứ vũ
khí lợi hại đến thế nào. Thiết giáp hạm đã làm nên một phần lịch sử thế
giới.
Hàng không mẫu hạm xuất hiện sau Thế chiến I. Tuy vậy, máy bay
thời bấy giờ là máy bay cánh kép. Mẫu hạm cũng chỉ là những chiếc tàu
đóng vai trò hỗ trợ, có thể đánh chìm các tàu cỡ nhỏ, chứ không đánh chìm
được những tàu lớn như thiết giáp hạm.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển thần kỳ của máy bay, sức mạnh của tàu
sân bay đã tăng lên lúc nào không hay.
Điều này được chứng minh bằng cuộc mở màn không kích Trân Châu
Cảng. Chỉ bằng máy bay mà 5 thiết giáp hạm đã bị đánh chìm. Cho đến lúc
đó, thiết giáp hạm vẫn được xem là yếu tố chủ lực của cuộc chiến giành
quyền kiểm soát biển trong suốt hàng trăm năm, nhưng giờ đã phải nhường
ngôi vị đó cho mẫu hạm.
Còn có một cuộc chiến khác nữa chứng minh thiết giáp hạm không
còn đóng vai trò chủ chốt trên biển.
Đó là hai ngày sau trận Trân Châu Cảng. Ngoài khơi vùng biển phía
Đông bán đảo Mã Lai, cuộc công kích bằng máy bay đã đánh chìm chiếc
thiết giáp hạm mới toanh Prince of Wales và tuần dương hạm Repulse của