KHÔNG CHIẾN ZERO RỰC LỬA - Trang 75

Chị tôi gọi ông ngoại là “ông Miyabe”.
“Cuộc hôn nhân bốn năm, lại chỉ sống với nhau chẳng được mấy ngày,

nên dù ông ấy tử trận có lẽ cũng không khó để quên.”

Lát sau, một người đàn ông cao lớn mặc âu phục bước vào. Đó là nhà

báo Takayama Takashi. Anh ấy xin lỗi đã đến muộn, sau đó tỏ ý rằng có
việc gấp nên không ở lại lâu.

Takayama có gương mặt hiền lành, 38 tuổi, nhưng trông trẻ hơn nhiều.
“Chắc cậu là Kentaro. Chị cậu đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công

việc.”

Takayama gọi một tách cà phê, gương mặt tươi cười thân thiện. Nghe

chị bảo anh ấy là một gã có đầu óc nên tôi cứ nghĩ anh thuộc tuýp người
đầy tự tin, nhưng không phải vậy, anh trông rất điềm đạm và hiền lành.
Takayama nói năm sau là kỷ niệm sáu mươi năm kết thúc chiến tranh, nên
tòa soạn có mấy dự án đặc san viết về thời hậu chiến. Vì thế khi biết
chuyện điều tra về người ông đã hy sinh trong trận tấn công cảm tử, anh rất
quan tâm.

“Tôi nghĩ trong đặc san về chiến tranh, Kamikaze là một đề tài nhất

định phải nói tới.” Anh ấy nói. “Những người tham gia Kamikaze thật đáng
thương.”

Gương mặt đượm buồn, bất giác anh nhắm mắt, khoanh hai tay trên

bàn như đang mặc niệm.

“Tuy vậy, Kamikaze không chỉ xảy ra trong quá khứ. Qua vụ khủng

bố 11 tháng Chín, có thể thấy tình trạng đánh bom tự sát giống như
Kamikaze khi xưa đang bao trùm thế giới. Vì sao vậy chứ? Thật đau
buồn!”

Anh khẽ thở dài rồi hơi vươn người, nói. “Tôi nghĩ để biết được điều

đó, ta cần phải nghiên cứu những cuộc tấn công Kamikaze của Nhật Bản từ
một quan điểm khác.”

“Anh định nói những tên đánh bom liều chết và cảm tử quân

Kamikaze có cùng một cơ cấu tổ chức đúng không?”

Anh gật đầu trả lời tôi. “Nhìn lại lịch sử thế giới, chỉ có hai tổ chức tấn

công cảm tử là Kamikaze khi xưa và những phần tử Hồi giáo cực đoan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.