“Nếu bố mẹ cậu già và qua đời thì cậu định sống thế nào?”
“Thật là yếu đuối.”
“Mau chết đi cho rộng đất, đồ rác rưởi. ”
“Đừng dựa dẫm bố mẹ nữa.”
“Tương lai cậu sẽ chết trong cô độc, hoặc chết đường chết chợ thôi,
thật đáng thương. Tôi thấy thương hại cậu.”
Những lời này không dành cho cậu, nhưng khi đọc cậu thấy tim mình
như bị bóp nghẹt lại, cậu đưa tay đỡ lấy ngực.
Nếu như những lời lẽ ngông cuồng của kẻ rác rưởi đó chỉ có một dạng,
thì những lời phản biện cũng chỉ có một dạng. Những câu chữ quen thuộc
trải dài trước mắt. Phải chăng vì tất cả mọi người đều chỉ biết nói những
câu giống nhau? Hay là vì đó là ý kiến chung của những con người bình
thường?
“… Dừng lại đi.”
Cậu bất giác nói nhỏ với giọng khàn khàn.
Mọi người đều được dạy rằng không được bắt nạt kẻ yếu, nhưng
những kẻ nặc danh trên mạng rất thích xúm lại chửi mắng người khác với
những lời lẽ vô tâm. Mà dù không phải là nặc danh đi nữa thì hiện tại đang
có phong trào vùi dập không thương tiếc những kẻ đã được xác định là rác
rưởi hoặc kẻ xấu, nên nhiều người vẫn đang tự cho phép mình nói những
lời cay nghiệt dưới danh nghĩa những lời khuyên nhủ.
Những kẻ to mồm là chính nghĩa. Những kẻ nổi bật, vui vẻ, lạc quan
là chính nghĩa. Những người u ám, không biết hòa mình vào mọi người sẽ
trở thành kẻ xấu. Những người khiến những kẻ được cho là chính nghĩa
khó chịu cũng vậy. Những kẻ chính nghĩa đó được quyền nói ra những lời
quá đáng, được phép bài xích, tảng lờ những người như cậu. Cậu nghĩ, nếu
xã hội vô lý này không có lỗi thì ai mới là người có lỗi?
Từ khi nào mà những từ mới như “tính cách sáng sủa” hay “tính cách
u ám” ra đời vậy? Nhìn mặt chữ đã thấy nổi giận. Những kẻ chỉ biết đến
bản thân, không bao giờ suy nghĩ cho người khác, không biết dè dặt lời nói