“Đến sáng thứ tư bác thức dậy và ra ngoài, định tưới cho chúng một chút
trước khi đi làm như thường lệ, và bác nhìn thấy chủng - bí của bác, hay ít
nhất là những gì còn sót lại...” giọng ông run run, mắt nhắm lại, rõ là đau
buồn với ký ức vừa xong,”... trông như thế đã bị ai đó dùng vồ đập cho nát
bét. Những mẩu xanh nhỏ vương vãi khắp nơi!”
“Kinh khủng quá!” Nghe giống một vụ phá hoại thật, mặc dù tôi không thể
tưởng tượng nổi sao lại có người thèm phá hoại một lùm bí mà làm gì.
“Nhưng sao bác lại cho rằng chú Safer đã làm điều đó?”
Ông Geffington tròn mắt. “Hắn đã rền rĩ và than phiền suốt cả mùa hè về
chuyện mấy lồng cà chua của bác đã ngáng trở tầm ngắm cảnh hoàng hôn
đáng nguyền rủa của hắn đấy thôi.”
Tôi cố giấu một nụ cười. Ngoài một cửa hàng bán nhiều loại phô mai ngon
tuyệt, Harold Safer còn nổi tiếng khắp thị trấn vì hai lý do - hai nỗi ám ảnh
song sinh về nhà hát kịch Broadway và cảnh hoàng hôn. Mỗi năm vài lần
chú lại chu du về phía đông, đến thành phố New York và ở lại đó một hay
hai tuần để xem tất cả các buổi diễn có thể xem.
Và chú cũng xây hẳn một cái boong lớn phía sau nhà, nhìn ra sông, chỉ
nhằm mục đích duy nhất là ngắm cảnh hoàng hôn trên những con dốc mỗi
chiều tà.
Tuy nhiên, Harold Safer cũng nổi tiếng là người có lòng tốt và nhạy cảm,
thậm chí còn cứu cả những con sâu bị kẹt trên lối đi trước nhà cơ mà. Tôi
không thể hình dung được cảnh chú ấy cầm gậy dọa ai, nói chi đến chuyện
phá hoại vườn tược nhà người khác.
“Vâng ạ,” tôi tế nhị nói. “Nhưng nếu chú ấy thấy phiền gì mấy cây cà chua
thì sao lại tấn công bí cơ chứ?”
“Đừng hỏi bác!” ông Bradley Geffington la lên. “Cháu là thám tử mà - cháu
phải tìm cho ra chuyện đó. Tất cả những gì bác biết là toàn bộ bí của bác đã
bị phá nát, và hắn là người duy nhất có thể làm điều đó.” Rồi ông liếc nhìn