dẫn chú đi miền nam, để chú tận mắt nhìn thấy cây cầu lớn ở
Trường Giang. Bố mẹ và mọi người đều đang đợi trên xe đấy!”
Mà người đó tất nhiên sẽ không bao giờ xuất hiện, nếu như có
xuất hiện thì đó chỉ là ảo giác mà thôi. Cuối cùng thì lão đã nằm
rạp xuống bên nấm mộ.
Thế rồi Ngô Đại Kiều đem tiền hỗ trợ đi đổi thành mấy
chiếc xe tải đồ chơi. Lão lấy cành cây chấm mực viết lên đầu
mỗi chiếc xe hai chữ “Giải phóng”. Rồi lại nặn mấy hình nộm
bằng đất để vào xe, trên đó viết mấy chữ lộn xộn, nghiêng ngả:
“nóng tính”, “véo tai”, “tây dơ”... sau đó bắt xe đi từ Đường Sơn đến
Vũ Hán, đứng trên cây cầu lớn ở Trường Giang, rồi cứ thế ném
những chiếc xe đồ chơi xuống dòng sông.
Sau đó lão ngồi bên sông một buổi sáng, lúc ra đi lão để lại một
mảnh giấy vụn nhăn nheo. Nếu như trải phẳng ra vẫn có thể đọc
được năm chữ không đầu, không cuối.
Ngô Đại Kiều cũng không phải là kẻ cực đoan. Tự lão cũng nghĩ
thông suốt, không cha mẹ, không anh em, không vợ, chỉ còn mình
lão, sau này cũng chẳng phải lo nghĩ gì nữa. Nên từ đó đến nay lão
Ngô sống rất thoải mái. Nhưng cứ nghĩ đến xấp Đô la và mẩu
giấy đó là lão lại bực mình cả ngày - lúc đó đầu óc mình đúng là có
vấn đề, dù thế nào thì cũng nên đốt mẩu giấy đi và giữ lại tiền
mới đúng chứ?
Lão Ngô làm bảo vệ ở ký túc xá nam của Học viện nghệ thuật, Đại
học A từ lúc năm mươi tuổi. Từ đó cuộc sống của lão cũng có nhiều
điều thú vị hơn. Lúc chẳng có việc gì làm, lão Ngô thường đọc tiểu
thuyết mượn được ở ký túc xá - chỉ tiếc là quan niệm sống suốt
năm mươi năm qua của lão Ngô đã bị đám nam sinh yêu nghiệt của
khoa nghệ thuật ở ký túc xá bôi xóa hoàn toàn.