Bác à, lúc bác còn trẻ có phải cánh tay này đã bị cóng rất nghiêm
trọng không? Hoặc là bác ở nơi lạnh giá một thời gian dài, rồi bị
nhiễm phong hàn?
Lão Ngô dùng cánh tay trái gãi đầu:
Đúng rồi, lúc còn trẻ tôi từng tòng quân hai năm ở Mãn Châu Lý.
Lão nhìn thấy sắc mặt căng thẳng của Bác sỹ, vội vàng bổ sung
chi tiết:
Lại còn là lính canh phòng nữa.
Mặt Bác sỹ chuyển thành màu đen, ông vội vàng bảo hộ lý gỡ chai
thuốc bắc ra, rồi kê đơn thuốc uống cho lão, dặn lão về nhà
chú ý nghĩ ngơi, cuối cùng nói với lão:
Bệnh viện chúng tôi có khoa châm cứu, nếu tay bác bị đau thì
châm cứu rất có hiệu quả. Thể trạng của bác như vậy thì không được
truyền thuốc bắc nữa, nếu có chuyện gì thì không biết làm thế
nào.
Giáo sư Trần nghe Bác sỹ nói mà thẫn thờ, nhưng nhìn nét mặt
buồn buồn của lão thì không dám hỏi “tòng quân ở Mãn Châu Lý
hai năm như thế nào?”. Chỉ sợ lão bực bội rồi lại chế nhạo mình
“không có văn hóa thật đáng thương”.
Trong lòng ông cứ mãi nghĩ về câu nói “tòng quân ở Mãn Châu
Lý hai năm”, nhưng cuối cùng cũng không hiểu việc này có liên quan
gì đến cánh tay của lão Ngô bị như thế này.
Lữ Vệ Quốc để ý thấy mấy ngày nay Giáo sư Trần hồn vía
như trên mây, nên lúc ông chuẩn bị lên lớp thì gã hỏi: