Giáo sư Trần trả lời:
À, ở Bắc Kinh, nói là ở Bắc Kinh có một cái triển lãm nghệ thuật,
muốn mời tớ làm khách mời đặc biệt.
Lão làu bàu:
Đúng là dở hơi, chẳng giống người Trung Quốc tý nào. Sao lại
viết cho đằng ấy bằng tiếng Anh. Hai người Trung Quốc mà lại
gửi thư tiếng Anh cho nhau đúng là nực cười.
Về điều này thì lão Ngô không hiểu được. Trong thời cách mạng
văn hóa, cả nhà Giáo sư chạy đến Mỹ, đổi cả họ (Giáo sư Trần vốn
dĩ là họ Trình) mai danh ẩn tích. Thế nên không mấy ai biết là ông
từng sống ở Trung Quốc một thời gian dài, nên xem ông như một
Hoa kiều thế hệ ABC một câu tiếng Hán cũng không rành. Với lại
ở
Mỹ khi tham gia hội nghị hay giao tiếp, Giáo sư Trần đều dùng
tiếng Anh, chỉ nói tiếng Hoa với những bạn bè thân thiết lúc riêng
tư. Do đó Ban tổ chức triển lãm nghệ thuật không biết ông nói được
tiếng Hoa, nên cũng không thể trách họ được.
Theo lời Giáo sư Trần thì vài ngày nữa ở Bắc Kinh sẽ tổ chức một
triển lãm nghệ thuật đẳng cấp quốc tế rất lớn, quy tụ rất nhiều
những tác phẩm nghệ thuật độc đáo trên thế giới, mà một nhà nghệ
thuật nổi tiếng trên thế giới như ông thì đương nhiên là sẽ được
mời.
Nhưng bây giờ ông chỉ muốn ở bên lão Ngô, vì tuổi tác đã cao, dù
gì cũng đã nửa người nằm dưới đất rồi còn gì, chẳng biết lúc nào
sẽ nhắm mắt, ra đi. Bây giờ mà không tranh thủ thời gian gần gũi
thì có khác nào lũ trẻ không hiểu chuyện tình cảm nên mới nói những
câu tùy tiện đại loại như “ngày tháng còn dài mà” không nào? Thời
gian cứ qua đi một ngày là ít đi một ngày, còn tình cảm thì cứ qua đi