Ông ta từng đi tìm Mục Dục Vũ, nhưng anh đã thay đổi hoàn toàn, hơn nữa
còn có ý đoạn tuyệt với quá khứ. Ông ta không tìm thấy, chỉ có thể đặt ảnh
chụp chung năm nào của chị và cháu trai vào ví, thi thoảng ngắm nhìn. Biển
người mênh mông, nếu không vì lần này đến thành phố bàn việc làm ăn,
rảnh rỗi đưa bạn gái đi tắm suối nước nóng thì có thể ông ta cả đời này cũng
không gặp được cả nhà Mục Dục Vũ.
Nhưng cuộc sống của họ đã lệch nhau bao nhiêu năm rồi, muốn khớp lại
cũng chẳng được. Ông cậu Liêu nghĩ rằng nếu cháu trai sống khó khăn thì
giờ ông ta sẽ chia sẻ phần nào, cũng xem như bù đắp; nhưng không ngờ mới
gặp mặt đã thấy khí thế hừng hực của Mục Dục Vũ, anh là người tài giỏi
từng đánh đông dẹp bắc, mới nhìn đã biết là cháu ông ta sống rất ổn.
Điều này khiến ông ta thở phào nhẹ nhõm nhưng cũng thấy chua chát, ông ta
muốn bù đắp nhưng lại sợ đối phương quá ỷ lại rồi thành gánh nặng, bây giờ
thì không còn gì để lo nữa, chưa biết chừng Mục Dục Vũ còn sợ ông ta thấy
người sang bắt quàng làm họ.
Sau bao năm chia cách, điều ông cậu Liêu có thể làm chỉ là thanh toán hóa
đơn này cho gia đình đứa cháu mà thôi.
Với nhà Mục Dục Vũ, chuyện này ảnh hưởng không nhiều cũng chẳng ít.
Từ sau khi đi du lịch về, Mục Dục Vũ thi thoảng chìm vào suy tư, Nghê
Xuân Yến hiểu trong lòng anh vẫn còn vướng mắc. Bao năm nay, những gì
gặp phải trong thời thơ ấu đã trở thành động lực cho anh tiến lên, nhưng
cũng là chướng ngại đáng ghét. Những thứ đó khắc sâu vào tâm khảm, ảnh
hưởng đến cả đời, không thể thay đổi. Trước chuyện đó, Nghê Xuân Yến dù
có lòng nhưng cũng đành bất lực, bởi chính cô muốn bước vào nội tâm của
Mục Dục Vũ cũng hao phí gần như cả thời thanh xuân, huống chi là kẻ khác.
Có một hôm, Mục Phi Nhiên bình thản hỏi bố, nếu nó có hai bà nội thì có
phải cũng nên có hai ông nội?
Thằng bé hỏi rất đúng, đối với nó, ông nội và bà nội cũng tồn tại như cà
chua và trứng vậy, có mấy ông nội, bà nội không quan trọng, nhưng họ phải