Thu Nhược Thủy, “Ừ, đây chính là điểm anh khâm phục cô ấy. Tuy
còn trẻ tuổi nhưng đã nghiên cứu và nắm những vấn đề phát triển vĩ mô và
vi mô rất thấu đáo. Cô ấy viết có một đoạn anh rất tán thành – Cô ấy nói
văn học cận đại Trung Quốc là duy nhất có thể sánh vai cùng hai nhà tư
tưởng lớn Mao Trạch Đông và Lỗ Tấn, Mao Trạch Đông nghiên cứu vĩ mô
chiến lược còn Lỗ Tấn nghiên cứu vi mô nhân tính. Không đọc Mao Trạch
Đông thì không hiểu được quỹ đạo lịch sử của nước mình, còn không đọc
Lỗ Tấn sẽ không biết về nhân tính của người Trung Quốc; nếu không có hai
nhà tư tưởng này, thời cận đại Trung Quốc sẽ không có chiều sâu như thế
được nữa. Quá thấu đáo!”
Lăng Lăng liếc nhìn chồng, “Như anh cả ngày chẳng phải chỉ nghiên
cứu những chuyện đó!” Rồi cô quay sang giải thích với Lý Cường: “Anh ấy
đang là giảng viên đại học, bình thường cũng khá thích thơ văn.”
Lý Cường nhìn hai người thắm thiết với nhau như vậy lại nhớ đến hồi
cô còn ở bên anh, lúc nào cô cũng nước mắt đầy mặt, còn bây giờ là Văn
Văn, chẳng mấy khi được vui vẻ, đấu tranh một hồi, lòng anh thấy rất bi
thương.
Thu Nhược Thủy dường như tìm được niềm hứng khởi của mình. Anh
quay đầu lại nói: “Hai người nói chuyện với nhau đi nhé, tôi đi tìm Bình Tử
rồi tặng họ chiếc đèn, sau đó về nhà xem con gái thế nào. Tôi cũng muốn
làm quen với Việt Như My, trường tôi cũng có mấy người phó giáo sư còn
thích văn của Việt Như My hơn tôi, đã thế còn đánh cược đây là nhà văn
nam đã có tuổi, nếu không cũng là một nữ quân nhân có quân hàm cao.
Xem ra việc cá cược này họ thắng không nổi rồi!”
“Được rồi, anh đi đi.” Cô khoát tay ra hiệu bảo chồng đi.
Xe dừng lại ở bãi giữ xe.