cả vì việc công, cho người ta có cơ hội vươn lên, thành tích điều hành của
Gia Cát Lượng đích xác là nghìn năm khó thấy.
5. Nước lấy quân đội để cậy, vua lấy bề tôi để nhờ.
Dẫu rằng Tam quốc diễn nghĩa coi thiên tài quân sự của Gia Cát Lượng là
thần thông vô hạn, song lấy thực tế chiến đấu mà nói, biểu hiện của Gia Cát
Lượng không đặc biệt kiệt xuất, Tam quốc chí của Trần Thọ cho rằng ông ta
sở trường ở điều hành chính trị, sở đoản ứng biến kỳ mưu. Nói cách khác,
Gia Cát Lượng giỏi chỉ ra kế sách chiến lược, định ra chế độ, có thể nói về
quản lý việc quân còn có thể được, song về biến hoá kỳ diệu ở chiến thuật
cũng tức là phương diện dùng binh, thực chẳng phải sở trường. Bước ra từ
lều cỏ ở Long Trung, Gia Cát Lượng đã biết rõ, muốn thực sự sáng nghiệp
được ở đời loạn, về quân sự chẳng có thực lực là chẳng thế được. Bởi thế
ông đề nghị với Lưu Bị, thu nhập dân lưu vong Kinh Bắc để tăng cường số
binh lính, tập hợp lương thảo, tích cực xây dựng quân đội. Gia Cát Lượng
từ nhỏ đã đọc thuộc binh pháp, tuy là văn quan, song quan tâm với quân sự
cơ hồ là không gián đoạn bao giờ. Từ mục lục cuốn “Gia Cát văn tập” mà
Trần Thọ dâng lên Tấn Vũ đế, thấy có các thiên “binh yếu” và “quân lệnh”.
Cuốn “Gia Cát Lượng tuyển tập” cũng có ghi trước tác liên quan với khoa
học quân sự gồm 10 điều binh yếu và 15 điều quân lệnh, thấy rõ Gia Cát
Lượng có dụng tâm về quân sự.
Yếu tố quân sự của ông lại thiên về quản lý, huấn luyện, ứng dụng vũ khí,
phương pháp xây dựng doanh trại và bầy trận, tìm kiếm hiệu suất và chẳng
có mưu lạ. Nước Thục vốn hẹp lại ít người, muốn đối chọi được với Tào
Ngụy có lực lượng gấp bội, không thể không dựa vào tổ chức huấn luyện và
công phu bố cục trên dưới, đặc biệt là vấn đề lương thảo, vẫn là điều Gia
Cát Lượng đau đầu. Lưu Bị khi nội bộ chưa ổn định, phát động đại quan
đánh Đông Ngô lại thảm bại, khiến cho lực lượng trong nước của Thục Hán
bị một đòn nặng nề. Gia Cát Lượng thấy rõ tự nhiên ghi nhớ kỹ nỗi đau này.