động, phong trào chưa từng có như thế, triều đình cũng không cấm được.
Nghe nói tình hình này kéo dài suốt mấy chục năm không thôi.
Tôn Tiền đời Đưòng cho rằng: “Gia Cát Vũ Hầu đã mất 500 năm, nhân dân
từ Lương Hán đến nay, vẫn ca tụng sự tích, lập miếu và tế tự ở nhiều nơi,
ông đã để lại sự thương nhớ của mọi người mãi mãi khắc sâu như thế”.
Năm 263 sau Công Nguyên, đầu năm nhà Thục Hán bị diệt vong, bộ binh
hiệu úy Tập Long, Trung thư lang Hướng Sủng dâng thư lên Hậu chủ Lưu
Thiện, đề nghị lập miếu thờ Gia Cát Lượng, họ nói: “Từ đời Hán đến nay,
có người có đức thiện nhỏ mà nhiều nơi đã tô vẽ đền miếu để kỷ niệm. Mà
phẩm đức của Thừa tướng Gia Cát Lượng đáng gọi là tấm gương của bốn
biển, công trạng là vô song ở đời, Thục Hán đến nay may còn tồn tại, công
sức của Thừa tướng rất lớn. Trước mắt nếu triều đình không làm, trăm họ
vẫn làm cúng tế riêng, đấy dứt khoát chẳng phải là phương pháp kỷ niệm
tiêu hiền. Cho nên chúng thần đề nghị, nên lập tức xây dựng miếu thờ Vũ
Hầu, khiến người thân có thể theo ngày mà tế cúng, trăm họ mong mỏi
cũng có thể đến miếu ấy mà cúng mới là lễ nghi chính đáng vậy!”.
Lưu Thiện đã phê chuẩn bản sớ đó, lệnh cho ở vùng Miện Dương (Thiểm
Tây), gần với mộ phần của Gia Cát Lượng, xây dựng miếu thờ, đấy cũng
tức là miếu thờ Vũ Hầu sớm nhất.
Năm 304 sau Công Nguyên, Lý Hùng xây dựng được chính quyền nhà Hán
ở Thành Đô, ở Thiếu Thành của Thành Đô có xây dựng “miếu Khổng
Minh”.
Năm 347 sau Công Nguyên, Đông Tấn đại tướng quân Hoàn Ôn khi diệt
đượcchính quyền nhà Hán ở đây đã thiêu hủy Thiếu Thành, song miếu
Khổng Minh lại đượccố ý bảo tồn mãi, cho thấy người đời sau rất kính
trọng Gia Cát Lượng, đã vượt qua cả quan niệm riêng của mình.
Sau này ở phía nam Thành Đô trong hậu đường đều thờ Lưu Bị, có xây
dựng một điện thờ Gia Cát Lượng. Đến đời Đường, danh tiếng của Gia Cát
Lượng vượt quá Lưu Bị, đền thờ ấy được gọi là đền thờ Vũ Hầu, hơn nữa
vẫn được lưu truyền đến nay, trở thành một nơi danh thắng cổ tích quan
trọng ở Thành Đô.