Trong cuốn “Tào Tháo tranh bá”, đặc biệt có lấy 3 nhân tố địa hình, khí
tượng, binh pháp, đối chiếu tình hình có thể, phân tích có hệ thống, độc giả
nếu có hứng thú có thể tham khảo những ghi chép trong đó để phán đoán, ở
đây không nhắc lại nữa.
Ghi chép về Bát trận đồ lại càng thần kỳ hơn. Hồi thứ 84 trong Tam quốc
diễn nghĩa chép về Lục Tốn thiêu trại 700 dặm, Khổng Minh khéo bầy Bát
trận đồ, có ghi chép như sau:
Lục Tốn đã giành được đại thắng, dẫn quân đang thắng đuổi đến phía tây.
Cách Quì Quan không xa, Lục Tốn chợt nhìn thấy ở bãi sông phía trước,
một trận địa sát khí đùng đùng bốc lên, giật cương ngựa quay lại bảo các
chúng tướng rằng “trước mặt ắt có mai phục, ba quân không được tiến
bừa”, lại cho lùi lại mười dặm, ở vùng đất trống bầy trận thế để phòng ngự
quân địch. Lại sai thám mã đi xem xét, báo lại rằng không có quân đóng ở
đấy, Lục Tốn không tin, xuống ngựa lên núi nhìn ra xa vẫn thấy sát khí bốc
lên.
Lục Tốn lại cho người xem xét thực cẩn thận, thám mã lại quay về báo,
trước mặt không có một người nào. Lục Tốn thấy mặt trời sắp lặn, sát khí
càng nhiều, trong lòng do dự, lệnh cho người tâm phúc lại đến đó xem xét,
báo về rằng bên sông chỉ có những đống đá bầy xếp lung tung, tuyệt không
có bóng người, Lục Tốn rất đỗi nghi ngờ, lại cho tìm thổ dân để hỏi. Bỗng
chốc có mấy người đi đến, Lục Tốn hỏi ai đã xếp những đống đá này, song
trong những đống đá lung tung ấy lại có sát khí bốc lên? Thổ dân đáp:
“Vùng này gọi là bến Ngư Phúc, khi Gia Cát Lượng vào Thục, dẫn quân
đến đó lấy đá bầy trận thế ởtrên bãi cát ven sông, từ đó khí đùn như mây từ
trong bốc lên”.
Lục Tốn nghe rồi, lập tức dẫn mấy chục kỵ binh đến xem trận đá, dừng
ngựa ở trên dốc núi, song thấy bốn mặt tám hướng đều có cửa vào. Lục Tốn
nói rằng: “Đấy là thuật mê hoặc người, có lợi hại gì!” rồi dẫn mấy kỵ binh
xuống núi, xông vào trận đá xem xét, bộ tướng nói: “Trời sắp tối, xin đô
đốc sớm quay về”.
Lục Tốn muốn ra khỏi trận đá ấy, đột nhiên cuồng phong nổi lên ầm ầm.
Trong phút chốc, cát bay đá chạy trùm lợp cả trời đất, lại thấy quái thạch