kháng, số thương vong có đến hơn 8 vạn người, quân tinh nhuệ bị tiêu diệt
sạch, Viên Thiệu được quân cận vệ liều chết bảo vệ chỉ cốt chạy tháo thân.
Hai năm sau, Viên Thiệu ngã bệnh từ trần, các con Viên Thiệu đấu đá nhau,
Tào Tháo dùng “chiến thuật phân biệt đối đãi”. Hai năm như vậy, để họ tự
tàn sát lẫn nhau, thực lực đã hoàn toàn suy yếu, mới dễ dàng bẻ gẫy dần
quân Viên Đàm, Viên Hy và Viên Thượng, từ đấy ngoài đạo quân Tây
Lương của Mã Đằng, Hàn Toại còn chiếm cứ Quang Trung, trên thực tế
Tào Tháo đã khống chế khắp cả Nam Bắc Hoàng Hà, chiếm nửa phần
Trung Quôc. Từ đại chiến Quan Độ, bắt đầu một thời kỳ mới, đến giai đoạn
này thế lực của họ Viên đã bị diệt trừ, Gia Cát Lượng đang ở Long Trung,
cách thành Kinh Tương 20 dặm, hằng ngày vẫn nắng cày bừa, mưa đọc
sách.
6. Nhà chiến lược trẻ tuổi chưa ai biết đến.
Khoảng 10 năm kể từ tuổi mười bẩy Gia Cát Lượng vẫn ở Long Trung phíạ
ngoài thành Tương Dương ở Kinh Châu, hằng ngày cày bừa và đọc sách. Ở
phía nam Hán Thủy, Long Trung chỉ có một con đường nhỏ hẹp dẫn vào,
thôn Long Trung chạy dọc bên đường ước khoảng vài ba dặm. Đó là một
thôn nhỏ vùng núi có sơn thủy diễm lệ. Tam quốc chí có chép, Gia Cát
Lượng ở đấy có một ngôi nhà cỏ, hơn nữa lại tự mình cày ruộng, một người
trẻ tuổi chẳng có gia sản và có ít quan hệ, tất cả phải dựa vào chính mình
chẳng giống như bọn bạch diện thư sinh vẫn được chiều chuộng. Có thể
thấy bởi có một đòi sống như vậy, Gia Cát Lượng phải tự tay chế tạo công
cụ, từ bé phải tự lực cánh sinh có được sức sáng tạo và trí tưởng tượng
phong phú.
Cuốn chính sử “Tam quốc chí” có chép về Gia Cát Lượng khi còn ít tuổi
như sau:
“Gia Cát Lượng tự mình cày ruộng, rất thích đọc Lương Phụ Ngâm, thân
cao 8 thước ta, thường ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị khi xưa, người