bấy giờ chẳng mấy ai biết đến, chỉ có Thôi Châu Bình ở Bác Lăng, Từ Thứ
(Nguyên Trực) ở Dĩnh Xuyên với Gia Cát Lượng kết bạn tri kỷ; quả thực là
vậy”.
Độ cao 8 thước ta, có nghĩa là cao 1,8m bây giờ; có thể nói rằng Gia Cát
Lượng chẳng phải như có người nói, kẻ sĩ yếu đuối “trói gà không chặt”,
trái lại do sớm lao động từ bé, Gia Cát Lượng lớn lên có một cơ thể đại hán
Sơn Đông khang kiện, hùng tráng uy vũ. Ông ta thường ví mình với hai vị
danh tướng thời Xuân Thu chiến quốc là Quản Trọng và Nhạc Nghi, cho
thấy có chí nguyện từ khi còn trẻ, muốn được lập công nơi trận mạc, là một
võ tướng giầu mưu lược; cũng cho thấy thời thơ ấu trải qua loạn lạc khiến
ông rất quan tâm đến chiến tranh, bởi vậy thời trẻ đã đọc thuộc lầu binh thư,
nghiên cứu sâu xa về binh pháp. Song do hạn chế ở hoàn cảnh, khiến ông
lúc nhỏ không có cơ hội tập võ, nay xem kỹ sử liệu, Gia Cát Lượng tựa hồ
là người chỉ năng động não, mà không thể làm một đại tướng tự tay múa
giáo. Trong những ghi chép còn lại, cũng chưa thấy Gia Cát Lượng cầm đao
kiếm bao giờ.
Đời sống gian khổ từ bé, đã nuôi dưỡng ông sớm chín chắn, nghiêm túc cẩn
thận mà tôn trọng lễ tiết, tư lự chu đáo và cũng rất tự tin ở mình. Bởi vậy,
người mà ông kết giao thường hơn tuổi ông rất nhiều. Theo tư liệu lịch sử
thì Từ Thứ hơn Gia Cát Lượng khoảng 15, 16 tuổi, cơ hồ là đàn anh, còn
Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên, Mạnh Công Uy lại hơn tuổi Từ
Thứ. Còn về sự qua lại với gia tộc Bàng Đức Công nổi tiếng trong vùng,
Gia Cát Lượng lúc đó kém Bàng Đức Công khoảng 30 tuổi mà đối với
Bàng Thống chỉ hơn ông ta 3 tuổi, sự tiếp xúc cũng không nhiều, bởi vậy
bạn bè với Gia Cát Lượng không nhiều lại ít qua lại, đối với việc Gia Cát
Lượng ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, là chuyện khó tin vậy.
Chẳng qua, Gia Cát Lượng với những người bạn chênh lệch tuổi, thường
không một chút tự ti, lại rất hoà đồng với họ, thường cùng có chí hướng
thảo luận thời sự và tương lai. Bùi Tùng Chi chú giải “Tam quốc chí” có
chép như sau: Từ Nguyên Trực, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy thường
thảo luận với Gia Cát Lượng về học vấn, Từ Nguyên Trực về học vấn có
tinh thông hơn ba người kia, nghiên cứu sâu xa về kinh điển, có kiến giải rõ