KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 78

ràng, có lòng vì người giúp đời. Song Gia Cát Lượng khi ấy lại không giống
như thế, ông thích đại lược, cũng là nói ông thích mở rộng vấn đề, chú
trọng ở ứng dụng thực tế, cốt ở thông hiểu nhiều mật, để có một tri thức
toàn diện. Đương nhiên, Gia Cát Lượng có năng lực học tập hơn người, ông
tinh thông kinh điển Chư Tử đủ cả nho, pháp, đạo, tạp, đối với thiên tượng
địa lý, công trình thổ mộc binh pháp kinh dịch đều có nghiên cứu sâu xa, có
thể gọi là một nhà “tạp gia”.
Nói thế để thấy Gia Cát Lượng là người có tâm, chẳng phải như trong
“Xuất Sư Biểu” đã nói: “Chỉ lo giữ yên mệnh ở đời loạn chẳng cầu nổi
tiếng vối chư hầu” phỏng theo các danh sĩ, trái lại ông rất mong đợi ở con
đường làm việc nay mai.
Bùi Tùng Chi có chép: Có một hôm Gia Cát Lượng nói với Từ Nguyên
Trực, các anh nay mai làm quan, xem tài cán chắc sẽ làm đến thứ sử hoặc
quận trưởng”. Từ Nguyên Trực đáp rằng: “Còn anh thì sao?” Gia Cát
Lượng chỉ cười mà không nói. Từ Nguyên Trực sau này ra làm quan với
Tào Ngụy đến chức Trung lang tướng kiêm Ngự sử. Mạnh Công Uy thì làm
thứ sử Lương Châu. Thạch Quảng Nguyên cũng làm đến quận trưởng, lại
thêm chức Điển Nông hiệu uý. Gia Cát Lượng đã ví mình như Quản Trọng,
Nhạc Nghị, cho thấy hoài bão của ông, vẫn nuôi đại chí muốn làm kẻ bầy
tôi chỉ dưới một người trên cả vạn người. Bùi Tùng Chi ngợi ca ông là
người tài hơn người đời, khí chất nổi trội, ngay từ thòi trẻ đã cho thấy ông
có nhữngbiểu hiện không giông với người khác.

7. “Lương Phụ Ngâm” và nghi án thiên cổ
Trần Thọ trong “Chuyện Gia Cát Lượng” có chép một đoạn văn khiến
người đời sau rất hứng thú, kể việc họ Gia rất thích đọc Lương Phụ Ngâm.
Lương Phụ Ngâm đã miêu tả cái gì? Vì sao Gia Cát Lượng khi còn trẻ lại
đặc biệt thích đọc nó?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.