KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 79

Theo ghi chép sử liệu hiện có, Lương Phụ Ngâm là một bài ca dao cổ của
quê hương Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền ở nước Tề, nội dung của nó
được miêu tả như sau:
Tề thành - bên cửa dừng chân
Trông vời có phải Đãng Âm phía này
Phải răng ba mộ còn đây
Rưng rưng chợt hiện chuyện ngày xa xưa:
Hỏi quanh:
- Ai đó bấy giờ?
- Điền Cương, Cô Dã sức dư muôn người
Nam Sơn đủ sức chuyển rời
Ngờ đâu tuyệt địa ngậm ngùi tài trai.
Giữa triều quỷ kế đặt bầy,
Hai đào, ba mạng chuyện này lạ sao
Hỏi ai bày vẽ mưu sâu?
- Án Anh tướng quốc đứng đầu Tề quan!
Ý tứ của câu ca dao này là: Nếu có ai đó bước tới Đô thành Lâm Chuy nước
Tề, nhìn xa về phía nam mà nhớ đến quá khứ, có một nơi gọi là Đãng Âm
trong làng ấy có ba ngôi mộ cổ hình thức kiến tạo cơ hồ giống hệt nhau.
Lại thử hỏi phần mộ ấy là của ai, người trong làng sẽ nói cho ta rõ, đấy là
mộ phần của các dũng sĩ Điền Cương và Cổ Dã nước Tề đời Xuân Thu
(ngoài ra còn có một ngôi mộ nữa là Công Tôn Tiết cũng nổi tiếng lúc bấy
giờ). Đấy là ba dũng sĩ sức có thể dời đổi núi Nam Sơn, kiếm thuật tinh
diệu vô cùng.
Không may ba người cùng bị lời gièm pha hãm hại chỉ có hai quả đào mà
giết hại cả ba dũng sĩ, hỏi ai là tay cao thủ xếp đặt âm mưu này? Đó là quan
tể tướng lừng danh nước Tề tên là Án Tử! Câu chuyện bi thảm về hai quả
đào giết hại ba dũng sĩ này xảy ra vào cuối đời Xuân Thu. Trong “Án Tử
Xuân Thu”, có ghi chép tường tận việc ấy đại khái như sau:
Lúc ấy vào cuối đời Xuân Thu, Tề cảnh Công đang ở ngôi báu, nước Tề
đang có ba kẻ dũng sĩ nổi danh, họ tên là Điền Cương, Công Tôn Tiết và Cổ
Dã võ dũng hơn người, một người đương nổi nghìn người, tiếc nỗi cá tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.