của nó đã xua tan mọi đau đớn trong tôi. Vẻ thánh thiện của thằng bé như
thôi miên tôi, và thế là tôi cứ bò theo nó khắp nhà. Thỉnh thoảng tôi còn lau
sạch nước dãi trên miệng nó và tôi luôn đứng cách nó chỉ khoảng một bước
chân để trông chừng không cho nó ngã. Trước khi mẹ về, tôi còn kịp bày ra
vái trò chơi để chọc nó cười. Tiếng cười khanh khách giòn tan của Kevin
khiến lòng tôi ấm lại. Kể từ đó, mỗi khi cảm thấy chán nản hay mệt mỏi thì
tôi lại nghĩ đến Kevin. Lòng tôi cũng vui lên rộn ràng những khi nghe thấy
tiếng thằng bé hò reo trong lúc chơi đùa.
Những phút giây vô lo ngắn ngủi của tôi bên Kevin rồi cũng qua đi, và
đớn đau, hận thù cũng quay trở lại. Tôi cố đầu tranh để chôn vùi mọi cảm
xúc của mình, nhưng không thể. Tôi biết tôi chưa bao giờ sinh ra để được
yêu thương. Tôi biết mình sẽ chẳng bao giờ có được một cuộc sống bình
thường như các anh em của mình. Tồi tệ nhất, tôi biết rằng, rồi đây Kevin
cũng sẽ ghét bỏ tôi; vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.
Cuối thu năm ấy, mẹ bắt đầu trút những cơn giận của mình lên nhiều
người khác nữa. Bà ấy tỏ ra khinh miệt tôi hơn bao giờ hết, nhưng bà cũng
bắt đầu xa lánh bạn bè, chồng, anh trai và cả mẹ đẻ của bà nữa. Tuy còn rất
nhỏ, nhưng tôi biết mẹ sống không hòa thuận lắm với gia đình của mình.
Bà nghĩ mọi người ai cũng bắt bà phải làm cái này đừng làm cái kia. Bao
giờ bà ấy cũng cảm thấy khó chịu, đặc biết là đối với mẹ đẻ của mình, cũng
là một phụ nữ rất cứng rắn. Bà ngoại thường nhắc mẹ nên mua lấy một cái
áo mới để mặc hoặc nhắc mẹ nên để ý đến bề ngoài sao cho gọn gàng hơn.
Mẹ không những không hề để tâm đến những gì bà ngoại nói mà còn kêu
la, mắng chửi không ngừng cho đến khi bà ngoại bỏ về mới thôi. Thỉnh
thoảng bà ngoại rất muốn giúp tôi, nhưng ý tốt của bà chỉ khiến mọi việc
thêm tồi tệ mà thôi. Mẹ nhấn mạnh rằng bề ngoài của trông ra sao cũng như
bà ấy cai quản gia đình mình thế nào là “việc không ai được phép xen vào”.
Sau vài lần xung đột với mẹ, bà ngoại càng lúc càng ít đến nhà tôi chơi
hơn.