khi nhìn thấy những vết bầm mới, thầy không bao giờ mời mẹ tôi đến
trường nữa.
Thầy Hansen quay sang nói lớn với mọi người rằng không thể để tình
trạng này kéo dài. Nghe thầy nói thế, tôi sợ tái mặt. “Thầy lại gọi cho mẹ
mất thôi” - Tôi bắt đầu hình dung đến những cảnh tượng khủng phiếp có
thể xảy ra. Rồi không thể kìm được nữa, tôi òa khóc, người run lên bần bật.
Tôi láp bắp van xin thầy đừng gọi điện cho mẹ: “Xin thầy làm ơn! Làm ơn
đừng gọi cho mẹ em hôm nay. Thầy không biết hôm nay là thứ Sáu sao?”
Thầy Hansen đành phải hứa với tôi là sẽ không gọi cho ẹm tôi, rồi
thầy bảo tôi hãy về lớp. Tôi chỉ còn kịp chạy thảng đến lớp Tiếng Anh của
cô Woodworth. Hôm nay là ngày thi viết toàn bang mà tôi lại chưa chuẩn bị
gì. Tôi vốn là học sinh giỏi, nhưng mấy tháng qua tôi gần như bỏ mặc mọi
thứ trên đời, kể cả việc chạy chốn nỗi đau khổ của mình bằng cách vùi đầu
vào những bài tập trong lớp.
Khi tôi vừa bước chân vào lớp, tất cả học sinh trong lớp đều bịt mũi
lại và xì xào bàn tán về tôi. Người dạy thế là một cô giáo trẻ, cô cũng xua
xua tay tỏ vẻ khó chịu. Cô ấy không quen với cái mùi của tôi, nhưng tôi
chưa kịp về đến chỗ ngồi của mình ở phía cuối lớp, gần cánh cửa sổ đang
mở toang, thì bị gọi ngược lên văn phòng của thầy hiệu trưởng. Cả căn
phòng xôn xao vì những tiếng thì thào nói về tôi - một đứa học sinh lớp
năm luôn bị xa lánh.
Tôi đi như chạy về phía phòng hành chính vả chỉ trong giây lát đã có
mặt ở đó. Cổ họng tôi vẫn khô rát và nóng như lửa đốt - hậu quả của “trò
chơi” mẹ đã bày ra ngày hôm qua. Cô nhân viên phòng giáo vụ dẫn tôi vào
phòng họp của giáo viên. Sau khi mở cửa, tôi phải mất ít phút mới có thể
định thần trở lại. Trước mặt tôi là thầy chủ nhiệm Ziegler, giáo viên dạy
Toán của tôi - cô Moss, cô y tá của trường, thầy Hansen và một viên cảnh
sát đang ngồi quanh chiếc bàn dài. Chân tôi tê cứng. Tôi không biết mình
nên bỏ chạy hay đứng lại đó để mọi việc muốn ra sao thì ra. Thầy Hansen