2.
Chúng tôi tiễn cha đi đã được hai tháng. Mùa hè mới bắt đầu. Nhưng
trường trung học cho nghỉ hè từ lâu rồi. Người ta lấy cớ đang có chiến tranh.
Máy bay thường xuyên ném bom xuống thành phố, và từ đó đến nay đã có
những đạo luật mới về người Do Thái được ban hành. Từ hai tuần nay tôi
cũng phải đi làm. Trên tờ giấy chính thức người ta thông báo tôi “được phân
về nơi làm việc thường xuyên.” Mục người nhận ghi: “thanh niên phụ việc
học nghề Köves György,” qua đó tôi biết ngay trong vụ này có bàn tay của
hội Levente
.
Nhưng tôi còn nghe nói dạo này trong các nhà máy hay
nhữngnơi tương tự họ đưa cả người chưa đến tuổi lao động chính thức vào
làm việc, như tôi chẳng hạn. Cùng với tôi có mười tám thiếu niên khác, vì
những lý do giống nhau, đều trạc tuổi mười lăm. Chỗ làm việc nằm trên đảo
Csepel
,
có tên là “Các xưởng tình chế dầu mỏ Shell.” Như vậy, thực chất là
tôi còn được ưu tiên, vì với ngôi sao vàng, cấm không được ra khỏi đường
biên thành phố. Mà tôi được nhận giấy chứng nhận hẳn hơi, với con dấu của
chỉ huy binh xưởng và lời phê: “Được phép đi qua đường biên thuế quan
Csepel.”
Về công việc, không thể nói là quá nặng nhọc, và như vậy, đám con trai
còn khá vui vẻ: chúng tôi chỉ phụ việc cho thợ nề. Vì xưởng tinh chế dầu bị
đánh bom, nên chúng tôi phải khôi phục các hư hại do oanh tạc cơ gây ra.
Ông thợ cả phụ trách cũng đối xử với chúng tôi đúng mực: cuối tuần ông
còn tính công trả chúng tôi, cũng như cho thợ chính thức của ông. Nhưng
mẹ kế tôi chủ yếu mừng vì cái thẻ chứng nhận. Vì từ trước đến nay, hễ tôi cứ
ra đường lần nào là bao giờ bà cũng rất lo lắng, không biết khi cần tôi sẽ
chứng minh nhân thân thế nào. Còn từ nay bà không có gì phải lo ngại nữa
vì cái thẻ chứng nhận sẽ chứng tỏ tôi không sống theo ý thích của tôi, mà tôi
làm công việc có ích lợi quân sự trong nhà máy, và điều này hiển nhiên được
đánh giá theo một cách khác hoàn toàn. Đây cũng là ý kiến của cả gia đình.