KHÔNG SỐ PHẬN - Trang 87

lời con ngoài sân ga, cậu bé đi đôi giày trắng và bà mẹ tóc vàng, bà có vóc
người to lớn, ông già đội mũ phớt đen hay người bị thần kinh khi đứng trước
ông bác sĩ đều đã bị như thế. Tôi nhớ đến cả ông “chuyên gia”: thật đáng
thương, chắc hẳn ông ta rất kinh ngạc. “Rozi” cũng vừa lắc đầu thương hại
vừa bảo: “Khổ thân Moskovics!” và tất cả chúng tôi đồng tình với cậu ta.
“Chàng trai lụa” cũng kêu lên: “Jesus Maria!” Cậu tiết lộ với chúng tôi,
đúng như bọn con trai đã đoán: giữa cậu và cô gái ở nhà máy gạch quả là
“đã xảy ra mọi chuyện,” và giờ đây cậu nghĩ đến hậu quả việc làm của mình,
với thời gian biết đâu sẽ biểu hiện trên cơ thể cô gái. Chúng tôi công nhận
cậu lo ngại hợp lý, mặc dù ngoài nỗi lo lắng, trên mặt cậu còn thấy một điều
gì đó khác nữa, một biểu hiện tình cảm khó xác định, và bọn con trai – trong
giây phút ấy – đã nhìn cậu với vẻ tôn trọng nhất định, điều đó đối với tôi, dĩ
nhiên, không khó hiểu chút nào.

Một việc khác cũng làm tôi có đôi chút suy nghĩ vào ngày hôm đó là sự

việc tôi biết được rằng, nơi này, công trình này đã có từ nhiều năm nay, nó
tồn tại, hoạt động ngày này qua ngày khác giống nhau; và mặc dù tôi thấy ý
nghĩ này có thể hơi thái quá – nhưng dù sao vẫn có vẻ như nó đã chờ tôi tới.
Bất luận thế nào, thì “chỉ huy Block” của chúng tôi – nhiều người nhắc với
sự công nhận đặc biệt nào đó, có thể nói là gần như hãi hùng – đã sống ở trại
này từ cách đây bốn năm. Bấy giờ tôi mới sực nhớ ra rằng năm đó cũng là
năm rất quan trọng đối với tôi, bởi vì đúng năm đó tôi ghi tên vào trường
trung học. Tôi còn nhớ khá kỹ cả về buổi lễ khai giảng – hôm ấy tôi mặc bộ
đồ màu xanh thẫm, nẹp áo đính dải gấp khúc, kiểu Hung, còn gọi là trang
phuc “Bocskai”

29

.

Tôi cũng còn nhớ những lời của thầy hiệu trưởng – bây

giờ nghĩ lại, thấy ông quả là một con người khả kính, dáng vẻ bề ngoài hơi
giống một vị chỉ huy, với đôi kính mắt nghiêm nghị và bộ ria trắng rất đẹp.
Để kết thúc bài nói, tôi nhớ ông đã trích lời một nhà thông thái cổ đại: “non
scolae sed vitae discimus
” – “không học cho nhà trường, mà cho cuộc đời.”
Nếu như thế thì, tôi nghĩ, lẽ ra tôi phải học về Auschwitz từ đầu chí cuối. Lẽ
ra người ta phải giảng giải công khai, tử tế, có ý nghĩa về tất cả. Chỉ có điều
ở trong trường, suốt bốn năm, tôi không nghe nói về nó dù chỉ một từ.
Nhưng tất nhiên, tôi thấy nếu nói về nó thì chỉ gây lo ngại mà thôi, vả lại nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.