mức bà phải cầm tay kéo ra sau lưng mình để bảo vệ nữa, bà còn có thể làm
gì bây giờ? Còn phải làm gì?
Mấy năm nay bà Viên luôn tự hào về con mình.
Xét cho cùng không phải bất cứ người nào học đại học bị nghỉ giữa
chừng cũng có được thành tựu như Viên Cảnh Thụy ngày hôm nay. Mặc dù
những lời đồn thổi kiểu gì cũng có nhưng là một người mẹ, bà tin tưởng con
mình hơn bất cứ ai khác, và cũng thương những nỗi khổ và sự trả giá của
con hơn bất cứ ai.
Sau khi bị buộc nghỉ học, đầu tiên Viên Cảnh Thụy tới Thâm Quyến
và đã trải qua mọi nỗi gian nan vất vả mưu sinh của một người tha hương
nơi đất khách.
Những ngày đầu mới tới đó anh phải trải qua những ngày tháng vô
cùng quẫn bách. Phần mềm viết ra bán cho người ta nhưng anh mãi không
nhận được tiền, anh đã từng nghèo đến mức trong túi chỉ có mười tệ lẻ,
không thể ở nổi trong nhà nghỉ rẻ tiền nhất, đêm đến phải ngủ cùng tụi lang
thang ở công viên cho tới sáng. Vì mưu sinh anh đã làm rất nhiều việc khác
nhau, đi bán bảo hiểm, làm việc theo giờ, thậm chí còn đi phát tờ rơi ở cổng
siêu thị, cuối cùng anh vào làm ở một công ty nước ngoài có chút tiếng tăm,
nhưng cũng bắt đầu làm từ nhân viên bán hàng thấp kém nhất mà đi lên.
Dần dần rồi làm lên cao, từ nhân viên bán hàng sơ cấp tới quản lý
nhóm, dần dần có chút tiếng tăm, được nhiều nơi săn đón, cuối cùng anh tới
làm ở một công ty quốc tế lớn, chuyên môn phụ trách việc phát triển thị
trường trong nước.
Nhưng công ty lớn chế độ phức tạp luôn khiến anh cảm thấy gò bó,
học vấn cũng là một hòn đá vướng chân, đúng lúc đó anh gặp Trương
Thành Phương.
Trương Thành Phương kinh doanh một công xưởng cỡ vừa ở Chiết
Giang, có thể coi là công ty gia đình. Ban đầu chế tạo một số phụ kiện máy
điều hòa, sau đó làm lớn hơn và giành được một số đơn đặt hàng từ nước
ngoài và bắt đầu làm xuất nhập khẩu, công việc làm ăn cũng khấm khá.
Ông rất khâm phục những người trẻ tuổi như Viên Cảnh Thụy và hi vọng