Trong số đó có người là người chọn khổng tước chính hiệu, có người lại
hoàn toàn không giống.
“Sao em lại chọn khổng tước?” Thầy giáo hỏi.
“Em…”
“Không sao.” Thầy nói, “Lý do kỳ quặc đến mấy tôi cũng có thể chấp
nhận.”
Suy nghĩ của tôi quay về thời điểm khi lần đầu tiên nghe thấy bài trắc
nghiệm tâm lý này tám năm về trước, sau đó nói: “Là vì ánh mắt của khổng
tước.”
“Ánh mắt?”
“Tất cả các con vật chắc chắn đều muốn cùng em rời khỏi khu rừng.
Nhưng khổng tước cao ngạo như vậy, tuyệt đối không chịu cầu xin, vì thế
ánh mắt của nó có lẽ sẽ mang theo bi thương, thậm chí khi em phải lựa
chọn, nó sẽ trốn ra xa. Nhưng nếu em không chọn khổng tước, nó nhất định
sẽ không sống nổi.”
“Không sống nổi?”
“Lúc nhỏ các bạn thường bắt chim sẻ về nuôi, nhưng chim sẻ bị nhốt
rồi, sẽ không ăn không uống, thậm chí sẽ cắn lưỡi mà chết. Em cảm thấy
khổng tước giống như chim sẻ, chỉ cần em ra khỏi khu rừng, nó nhất định
sẽ không muốn sống nữa.”
“Còn nhớ tôi đã từng nói bài trắc nghiệm này có rất nhiều cách hỏi
không?” Thầy giáo rút khăn tay ra lau kính, “Bây giờ tôi hỏi em theo một
cách khác.”
“Thầy cứ hỏi ạ.”
“Nếu khu rừng xảy ra hoả hoạn, em chỉ có thể mang theo một con vật
chạy trốn, em sẽ mang theo con vật nào?”
“Khổng tước.” Tôi đáp.
“Tại sao?”